Với sự cải thiện của chất lượng cuộc sống, mọi người không chỉ quan tâm đến chất lượng đồ ăn mà còn cả dịch vụ kèm theo. Điều này tạo sức ép lên việc quản lý nhà hàng sao cho hiệu quả để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để giải bài toán này, hãy cùng Kamereo tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Quản lý nhà hàng là gì?
Quản lý nhà hàng là một công việc quan trọng giúp kiểm soát hoạt động kinh doanh nhằm tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận. Theo đó. họ là người đưa ra các quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong nhà hàng. Đồng thời, người quản lý cũng cố gắng cân đối giữa việc điều phối các hoạt động để đảm bảo lợi ích của cả ba bên bao gồm: khách hàng, nhân viên và nhà hàng.
Công việc của quản lý nhà hàng
Quản lý nhà hàng là một vị trí quan trọng, chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động của nhà hàng diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Các công việc chính bao gồm:
Quản lý nhân sự
Tuyển dụng và đào tạo nhân sự
Nhân viên đóng vai trò thiết yếu trong sự thành công của nhà hàng bạn. Sở hữu một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp từ đầu bếp, phục vụ đến tạp vụ có thể thúc đẩy kinh doanh phát triển mạnh mẽ.
Bước đầu tiên là đảm bảo bạn tuyển chọn những cá nhân phù hợp. Khi tuyển dụng, hãy tìm kiếm những người có năng lực làm việc cao và hòa hợp với văn hóa cũng như định hướng phát triển của từng vị trí. Trong quá trình thỏa thuận công việc, bạn cần làm rõ nhiệm vụ và vai trò của họ để tránh những hiểu lầm sau này.
Sau khi tuyển dụng, việc đào tạo nhân sự mới là rất quan trọng để họ có thể hiểu được mục tiêu của nhà hàng và thực hiện công việc một cách hiệu quả. Nếu có thể, hãy cung cấp các chương trình đào tạo và tài liệu hướng dẫn. Điều này giúp nhân viên tự học hỏi, nâng cao trình độ và hiệu suất công việc.
Xác định vai trò của từng nhân sự
Rõ ràng trong việc phân định vai trò của từng nhân viên giúp họ hiểu rõ nhiệm vụ của mình. Từ đó, nhân sự biết được phạm vi can thiệp và xác định đúng người cần báo cáo khi có vấn đề phát sinh. Cách tiếp cận này đảm bảo rằng khi có sự cố xảy ra trong nhà hàng, nhân viên sẽ biết chính xác ai chịu trách nhiệm giải quyết.
Ngoài ra, việc này còn giúp nhân viên có thể tự quản lý công việc, duy trì hoạt động trơn tru ngay cả khi người quản lý không có mặt. Điều này đảm bảo sự ổn định của nhà hàng trong mọi tình huống.
Xây dựng lịch trình làm việc
Khâu lên lịch trình là rất quan trọng cho cả người quản lý và nhân viên. Việc này giúp nhân viên theo dõi tiến độ công việc của cá nhân và nhóm mình một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, người quản lý có thể đảm bảo hoạt động của nhà hàng diễn ra trơn tru. Bố trí lịch làm việc cũng hỗ trợ nhà hàng điều phối hợp lý, tránh tình trạng quá tải hay thừa nhân sự.
Thiết lập KPI, lương và thưởng cho nhân viên
Chính sách KPI và lương thưởng rõ ràng là yếu tố thúc đẩy nhân viên nỗ lực làm việc để hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Tuy nhiên, bạn cần đưa ra các quy định và thông báo một cách minh bạch để cả nhân viên mới lẫn cũ đều hiểu rõ. Điều này đảm bảo tính công bằng, minh bạch và hạn chế mâu thuẫn nội bộ không đáng có.
Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
Đây là một việc vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển bền vững của nhà hàng. Vì vậy, bạn cần phải đào tạo nhân viên cách giữ gìn vệ sinh trong quá trình chế biến và phục vụ.
Bên cạnh đó, người quản lý nên thiết lập các quy định xử phạt đối với những ai không tuân thủ. Nhiều nhà hàng lắp đặt camera tại khu vực sơ chế và chế biến để giám sát chặt chẽ. Điều này đảm bảo rằng nhân viên tuân thủ đúng các quy định về an toàn thực phẩm mà nhà hàng đã đề ra.
Quản lý sản xuất
Nguyên liệu
Nguyên liệu là yếu tố đầu vào thiết yếu cho mỗi nhà hàng. Do đó, nguồn hàng cần phải đáp ứng các tiêu chí về chất lượng, giá cả, số lượng và thời gian nhập hàng. Để đảm bảo được điều này, hãy tìm kiếm những nhà cung cấp uy tín gần nhà hàng của bạn.
Nếu bạn vẫn còn bâng khuâng về địa chỉ cung cấp nguyên liệu chất lượng, hãy tham khảo Kamereo. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi tự hào đã phục vụ khoảng 3000 khách hàng, hoàn thành hàng nghìn đơn hàng mỗi tháng.
Điểm đặc biệt của Kamereo là hệ thống logistic hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo quản cho từng nhóm nguyên liệu khác nhau. Hơn nữa, đội ngũ shipper lớn, đảm bảo thời gian giao hàng nhanh chóng. Kamereo còn có lợi thế về số lượng hàng hóa lớn, phù hợp với nhà hàng có quy mô từ nhỏ đến lớn.
Dưới đây là một số nguyên liệu đang kinh doanh tại Kamereo:
Bí Ngòi Vàng Đà Lạt
65,000đ/Kg
105,000đ/Kg
Bí Ngòi Xanh Đà Lạt
35,000đ/Kg
37,000đ/Kg
Bí Nụ Đà Lạt 300g
29,000đ/Vỉ
Bí Đao
20,000đ/Kg
25,000đ/Kg
Bí Đỏ Bánh Xe
23,000đ/Kg
32,000đ/Kg
Bí Đỏ Hồ Lô
17,000đ/Kg
26,000đ/Kg
Bí Đỏ Non
21,000đ/Kg
Bòn Bon
99,000đ/Kg
Bó Nước Mát 500g
15,000đ/Gói
Bông Bí
69,000đ/Kg
Bông Cải Trắng
69,000đ/Kg
72,000đ/Kg
Bông Cải Trắng Đà Lạt
69,000đ/Kg
94,000đ/Kg
Bông Cải Xanh
79,000đ/Kg
82,000đ/Kg
Bông Cải Xanh Baby Đà Lạt
75,000đ/Kg
77,000đ/Kg
Bông Cải Xanh Đà Lạt (Cuống Dài)
63,000đ/Kg
65,000đ/Kg
Bông Hẹ
99,000đ/Kg
105,000đ/Kg
Bông Thiên Lý
155,000đ/Kg
Búp Măng Tươi
29,000đ/Kg
Bơ Booth
25,000đ/Kg
Bơ Booth Ủ Sẵn
65,000đ/Kg
Ba Chỉ Bò Mỹ Đông Lạnh 450g-550g (Cắt 2mm)
135,000đ/Gói
Ba Chỉ Bò Đông Lạnh MRT 500g
129,000đ/Gói
Ba Rọi Heo Cắt Lát Đông Lạnh 2mm NH Foods 1kg
249,000đ/Gói
Ba Rọi Heo Cắt Lát Đông Lạnh 2mm NH Foods 250g
65,000đ/Gói
Ba Rọi Xông Khói NH Foods 200g
55,000đ/Gói
59,000đ/Gói
Ba Rọi Xông Khói Đông Lạnh NH Foods 1kg
199,000đ/Gói
219,000đ/Gói
Ba Rọi Xông Khói Đông Lạnh XL Le Gourmet Gói 1kg
239,000đ/Gói
252,000đ/Gói
Ba Rọi Đông Lạnh NH Foods 1kg
149,000đ/Kg
Bò Viên Truyền Thống Đông Lạnh Việt Sin 500g
34,000đ/Gói
Bò Viên Đông Lạnh Việt Sin 500g
85,000đ/Gói
Bò Xay Đông Lạnh MRT 1kg
195,000đ/Gói
215,000đ/Gói
Bò Úc Viên Đông Lạnh Việt Sin 500g
76,000đ/Gói
Chân Gà Lớn Đông Lạnh Koyu 1kg
85,000đ/Gói
Chân Gà Đông lạnh Ba Huân 1kg
63,000đ/Gói
Chân Gà Đông lạnh CP 1kg
77,000đ/Gói
Chả Giò Rế Thịt Đặc Biệt Đông Lạnh Việt Sin 500g
69,000đ/Gói
Cánh Giữa Gà Đông Lạnh Koyu 1kg
155,000đ/Gói
Cánh Gà Tươi CP Gói 1kg
92,000đ/Gói
Cánh Gà Đông Lạnh Ba Huân Gói 1kg
85,000đ/Gói
105,000đ/Gói
Cánh Gà Đông Lạnh Ba Huân Gói 1kg x 5 Gói
399,000đ/Gói
525,000đ/Gói
Bào Ngư Hàn Quốc Đông Lạnh Size 10 Con 1kg
295,000đ/Gói
325,000đ/Gói
Bào Ngư Hàn Quốc Đông Lạnh Size 20 Con 1kg
245,000đ/Gói
270,000đ/Gói
Chạo Sả Đông Lạnh Việt Sin 500g
75,000đ/Gói
Chả Cá Thái Đông Lạnh Việt Sin 400g
59,000đ/Gói
Cua Lột 6 - 8 Con Đông Lạnh 1kg
349,000đ/Gói
Cua Lột Sống Đông Lạnh Size 9 - 11 Con 1kg
319,000đ/Gói
325,000đ/Gói
Cá Hồi Xông Khói Cắt Lát Đông Lạnh Amigo 100g
81,000đ/Gói
Cá Hồi Xông Khói Cắt Lát Đông Lạnh Amigo 500g
355,000đ/Gói
Cá Viên Truyền Thống Đông Lạnh Việt Sin 500g
33,000đ/Gói
Cá Viên Đông Lạnh Việt Sin 500g
29,000đ/Gói
Cá Viên Đặc Biệt Đông Lạnh Việt Sin 500g
55,000đ/Gói
Còi Sò Điệp Đông Lạnh Size 60 - 80 Việt Tín 1kg
179,000đ/Gói
215,000đ/Gói
Mực Nang Đông Lạnh Size 2 - 4 Việt Tín 1kg
299,000đ/Gói
329,000đ/Gói
Mực Nang Đông Lạnh Size 20 - 30 Con 1kg
195,000đ/Gói
Mực Trứng Đông Lạnh Size 12 - 15 Việt Tín 1kg
195,000đ/Gói
208,000đ/Gói
Thanh Cua Surimi Đông Lạnh Việt Sin 450g
69,000đ/Gói
Tôm Sú Đông Lạnh Size 26 - 30 Việt Tín 1kg
289,000đ/Gói
307,000đ/Gói
Quản lý món ăn
Để quản lý món ăn hiệu quả, hãy phân chia thực đơn thành các nhóm cụ thể. Sau đó, bạn cần phải xác định món ăn chủ đạo cho mỗi nhóm, giúp việc quản lý trở nên thuận lợi hơn.
Thông thường, các món ăn được kiểm soát thông qua việc định lượng nguyên liệu và quản lý tồn kho. Điều này giúp tránh việc ước lượng hoặc tính toán sơ sài thành phần cho từng món.
Định giá món ăn
Định giá thực đơn là một bước quan trọng trong việc quản lý nhà hàng. Bởi chỉ cần sai sót trong việc định giá một món ăn, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội sinh lợi hoặc thu hẹp đối tượng khách hàng. Do đó, bạn cần liệt kê tất cả chi phí nguyên vật liệu, nhân công và các chi phí phát sinh liên quan đến từng món ăn.
Sau đó, bạn có thể nhân tổng các chi phí trên với tỷ lệ lợi nhuận mong muốn để đưa ra mức giá bán hợp lý cho từng món. Trong vai trò quản lý, bạn cần liên tục nghiên cứu và cập nhật thông tin thị trường để điều chỉnh giá món ăn sao phù hợp. Mức này được đánh giá dựa trên lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng.
Quản lý dịch vụ khách hàng
Ngay từ những ngày đầu hoạt động, bạn nên xây dựng một phong cách phục vụ riêng biệt cho nhà hàng để nhân viên dễ dàng tiếp thu và hình thành thói quen. Phong cách này có thể được thể hiện qua các chi tiết nhỏ như: chào khách khi họ vào hoặc ra về, mời nước trong lúc khách chờ đợi món ăn,… Qua đó, bạn có thể tạo sự đồng bộ trong dịch vụ và tăng tính chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Ngoài ra, nhà hàng có thể nâng cao phong cách phục vụ thông qua các hành động sau:
- Tôn trọng ý kiến khách hàng: Mọi phản hồi từ khách hàng, dù là khen ngợi hay phê bình, đều quan trọng trong việc hoàn thiện dịch vụ. Khi nhận được phản hồi, hãy lắng nghe, ghi nhớ và đánh giá để tìm ra những cách cải thiện hoặc phát huy, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.
- Chương trình chăm sóc khách hàng: Điều này giúp tạo sự gắn kết giữa khách hàng và nhà hàng. Bạn có thể tổ chức các chương trình khuyến mãi cho khách hàng có thẻ thành viên hoặc tặng món ăn mới cho những lần ghé thăm tiếp theo. Những chi tiết nhỏ này khiến khách hàng cảm thấy được quan tâm và trân trọng.
Quản lý tài chính
Điều cốt yếu khi lập kế hoạch tài chính là đảm bảo bạn luôn có đủ vốn để trang trải các chi phí vận hành nhà hàng. Nếu không, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì chất lượng dịch vụ hoặc thậm chí có thể phải tạm ngừng hoạt động. Mặc dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng không thể dự đoán trước các rủi ro hay chi phí phát sinh. Vì vậy, việc nắm rõ dòng tiền của nhà hàng là vô cùng quan trọng.
Bước đầu tiên trong việc xây dựng mô hình quản lý nhà hàng là ghi chép lại tất cả các khoản chi tiêu bao gồm: nguyên vật liệu, tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên, khấu hao thiết bị, thanh toán nợ, hóa đơn điện nước và các chi phí phát sinh khác. Việc này sẽ giúp bạn xác định được mục tiêu về lợi nhuận, doanh thu cần đạt được mỗi ngày hay tháng.
Quản lý cơ sở vật chất
Những cơ sở vật chất cần quản lý
Bạn không cần thiết phải quản lý tất cả cơ sở vật chất trong nhà hàng. Điều này không nâng cao hiệu quả, trong khi đó lại tốn nhiều thời gian. Bảng dưới đây là một số cơ sở vật chất cần phải quản lý:
Cơ sở vật chất kỹ thuật chung |
|
Cơ sở vật chất khu phục vụ |
|
Cơ sở vật chất kỹ thuật quầy pha chế | Máy pha cà phê, máy ép trái cây, hệ thống âm thanh ánh sáng, tủ đá xay và đá viên, dụng cụ đong rượu, cây khuấy, bình lắc. |
Cơ sở vật chất kỹ thuật bộ phận chế biến |
|
Cách quản lý cơ sở vật chất
Đầu tiên, bạn cần lập kế hoạch chi tiết cho từng hạng mục cần đầu tư, sau đó tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp. Số lượng vật tư cũng là yếu tố quan trọng, vì việc mua thừa hoặc thiếu đều có thể dẫn đến chi phí bổ sung không cần thiết. Để xác định số lượng chính xác, hãy tính toán dựa trên số lượng khách hàng dự kiến phục vụ vào giờ cao điểm.
Cơ sở vật chất cần được bảo quản và bảo dưỡng thường xuyên để giảm thiểu hư hỏng. Để duy trì tình trạng tốt của thiết bị, bạn cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng, đảm bảo sử dụng đúng công suất và mục đích, đặc biệt, đối với các thiết bị có giá trị cao như: tủ đông, bếp, tủ lạnh,… cần có quy trình bảo dưỡng định kỳ.
Kinh doanh và tiếp thị
Quản lý hoạt động kinh doanh là một thách thức lớn đối với nhiều chủ nhà hàng. Nguyên nhân vì có rất nhiều khía cạnh cần được theo dõi và báo cáo hàng ngày. Một số yếu tố cần được kiểm soát chặt chẽ bao gồm: chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Để thực hiện tốt công việc này, việc sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng chuyên nghiệp là rất cần thiết, giúp tự động hóa việc tính toán kết quả kinh doanh.
Những phần mềm quản lý cho phép tổng hợp các dữ liệu trên một báo cáo duy nhất. Điều này giúp bạn dễ dàng theo dõi hiệu quả hoạt động, đồng thời tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót.
Bên cạnh đó, các hoạt động tiếp thị và xây dựng thương hiệu cũng cần được chú trọng. Những hoạt động này liên quan trực tiếp đến khách hàng nên cần quản lý kỹ lưỡng về nội dung, hình ảnh và thời điểm triển khai. Đặc biệt, chiến lược cần phải đảm bảo phù hợp với văn hóa và sở thích của khách hàng.
Bạn cũng có thể đăng ký tên nhà hàng trên các danh sách quán ăn ngon, địa điểm tổ chức tiệc uy tín, app đặt đồ ăn hoặc các trang web đặt bàn trực tuyến để tăng cường doanh số và quảng bá thương hiệu.
Xem thêm:
Giải quyết sự cố, khiếu nại
Quy trình xử lý khiếu nại và sự cố đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định sự chuyên nghiệp của nhà hàng. Việc này không chỉ giúp khách hàng cảm thấy được tôn trọng mà còn củng cố niềm tin của họ vào dịch vụ và trách nhiệm của nhà hàng đối với người tiêu dùng.
Người quản lý nên thực hiện các bước sau khi có khiếu nại:
- Bước 1: Bạn cần chủ động xin lỗi để xoa dịu tình huống.
- Bước 2: Lắng nghe và thể hiện sự thấu hiểu khách hàng.
- Bước 3: Đưa ra phương án giải quyết thích hợp cho vấn đề của họ.
- Bước 4: Cảm ơn khách hàng và ghi nhận sự cố vào hệ thống để tránh lặp lại.
Quản trị chất lượng dịch vụ
Để đảm bảo chất lượng dịch vụ luôn được duy trì ở mức cao, nhà hàng cần thực hiện các bước trong quy trình quản trị chất lượng dịch vụ như sau:
- Bước 1: Nghiên cứu để nắm bắt thị hiếu và thói quen của khách hàng. Các thông tin cần thu thập là nhân khẩu học, hành vi và sở thích của khách hàng.
- Bước 2: Duy trì sự chăm sóc từ việc gọi khảo sát đến tặng voucher đối với khách hàng cũ để xây dựng một lượng khách hàng trung thành và tăng tỷ lệ quay lại.
- Bước 3: Đo lường sự hài lòng của khách thông qua các phiếu khảo sát khi họ dùng bữa hoặc qua email, tin nhắn sẽ giúp nhà hàng cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ. Lưu ý, phiếu khảo sát nên ngắn gọn và tập trung vào những điểm chính để tránh làm phiền khách hàng.
- Bước 4: Sau khi đã nắm được các thông tin trên, bạn cần thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và phổ biến cho toàn bộ nhân viên. Đồng thời, có thể đặt ra các chính sách thưởng phạt rõ ràng để đảm bảo nhân viên thực hiện đúng theo tiêu chuẩn.
Quy trình quản lý nhà hàng mỗi ngày
Để tối ưu hóa thời gian cũng như chi phí, bạn cần có một quy trình vận hành được thiết kế chặt chẽ và phù hợp với quy mô nhà hàng. Nếu nhân viên tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quy trình này, nhà hàng sẽ hoạt động một cách nhịp nhàng, giảm thiểu sai sót và nâng cao chất lượng dịch vụ. Dưới đây là các giai đoạn của quy trình quản lý nhà hàng:
Giai đoạn 1: Trước khi đón khách
- Chuẩn bị và sắp xếp mọi thứ sẵn sàng để chào đón khách.
- Tổ chức họp đầu giờ với nhân viên để thống nhất tinh thần làm việc và nhắc lại các quy định nội bộ.
Giai đoạn 2: Trong thời gian hoạt động
- Chào đón khách hàng khi họ đến.
- Nhận và ghi lại các yêu cầu đặt món.
- Phục vụ món ăn và đảm bảo khách hàng có trải nghiệm tốt nhất.
- Tiễn khách ra về một cách chu đáo.
Giai đoạn 3: Trước khi đóng cửa
Hoàn tất các công việc cuối ngày, chuẩn bị cho ngày làm việc tiếp theo.
Các kỹ năng quản lý nhà hàng cần có
Ngoài việc tập trung đào tạo nhân viên phục vụ, việc nâng cao kỹ năng quản lý cũng rất quan trọng. Điều này giúp bạn đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là một số phương pháp mà nhiều chủ nhà hàng đã áp dụng thành công:
- Luôn giữ thái độ tích cực trong mọi tình huống, đặc biệt khi tiếp xúc với khách hàng.
- Minh bạch và rõ ràng các vấn đề trong công việc với nhân viên.
- Trở thành một tấm gương về sự chăm chỉ và trách nhiệm cho đội ngũ noi theo.
- Làm việc theo một kế hoạch cụ thể, chi tiết và có tổ chức rõ ràng.
- Không ngừng học hỏi, tìm kiếm các phương pháp cải tiến và đổi mới trong quản lý.
- Ủy quyền các tác vụ quan trọng cho nhân viên để phát huy khả năng của họ.
- Học hỏi từ những mô hình kinh doanh nhà hàng thành công khác.
- Chịu trách nhiệm về mọi sai lầm của bản thân và rút kinh nghiệm sâu sắc.
Giải pháp giúp quản lý nhà hàng dễ dàng hơn
Nhiều chủ nhà hàng thường đối mặt với các vấn đề như: thiếu thời gian để quản lý, mắc sai sót do quy trình thủ công và khó nhận biết các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Giải pháp hiệu quả cho vấn đề này là sử dụng các phần mềm quản lý nhà hàng để kiểm soát mọi hoạt động, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót.
Phần mềm quản lý sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách hỗ trợ order tại bàn, thanh toán nhanh chóng và tự động chuyển hóa đơn đến khu vực bếp, giảm thiểu những sai sót khi gọi món. Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận được các báo cáo tổng hợp về kết quả kinh doanh hàng ngày, chi tiết và đầy đủ.
Lưu ý khi quản lý nhà hàng để đạt hiệu quả cao
Công việc quản lý nhà hàng không hề đơn giản, đòi hỏi người quản lý hết sức chú tâm vào công. Dưới đây là một số lưu ý bạn nên xem xét và áp dụng ngay:
- Duy trì sự nhất quán trong quy trình vận hành và quản lý.
- Chủ động giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong nhà hàng.
- Trải nghiệm làm việc ở các vị trí khác nhau để có cái nhìn sâu sắc về cách quản lý.
- Ưu tiên việc giữ chân nhân viên giỏi và tạo môi trường làm việc tốt.
- Theo dõi sát sao và không ngừng cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
- Đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo hiệu quả.
- Liên tục phân tích báo cáo để tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Tập trung nỗ lực vào việc duy trì và gia tăng lượng khách hàng trung thành.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ quy trình cách quản lý nhà hàng mà bạn nên biết. Công việc này đòi hỏi người quản lý cần có kỹ năng, kinh nghiệm và trải nghiệm để áp dụng vào hoạt động của nhà hàng một cách hiệu quả. Hãy theo dõi Kinh nghiệm kinh doanh F&B để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về nhà hàng nhé!
Xem thêm: