Chuyển tới nội dung
Trang chủ > Blog > Kinh nghiệm kinh doanh > Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng thành công cho người mới

Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng thành công cho người mới

Kinh doanh nhà hàng là một trong những xu hướng khởi nghiệp của nhiều bạn trẻ. Loại hình kinh doanh này đặc biệt mang đến nguồn thu khủng tại các địa điểm du lịch. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều thành công khi mở nhà hàng. Cùng Kamereo tìm hiểu bí quyết kinh doanh hàng ăn/uống trong bài viết sau đây nhé!

Table of Contents

  1. Kinh doanh nhà hàng là gì? 
  2. Đặc điểm của kinh doanh nhà hàng 
    1. Đặc điểm về kinh doanh ẩm thực
    2. Yếu tố người lao động
    3. Đặc điểm về khách hàng
    4. Môi trường phục vụ trong nhà hàng
  3. Các bước mở nhà hàng cho người mới 
    1. Bước 1: Lên ý tưởng mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp
      1. Nhà hàng lẩu nướng 
      2. Nhà hàng tiệc cưới 
      3. Nhà hàng hải sản 
      4. Nhà hàng chay 
      5. Nhà hàng buffet
    2. Bước 2: Nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu
    3. Bước 3: Mở nhà hàng ăn uống cần bao nhiêu vốn?
    4. Bước 4: Lựa chọn mặt bằng mở nhà hàng
      1. Dựa trên khách hàng mục tiêu
      2. Vị trí thuê mặt bằng
      3. Diện tích và không gian nhà hàng
      4. Chi phí thuê mặt bằng
      5. Mối quan hệ với chủ thuê
      6. Hợp đồng thuê mặt bằng
    5. Bước 5: Thiết kế và trang trí nhà hàng
    6. Bước 6: Chuẩn bị cơ sở vật chất và trang thiết bị
      1. Cơ sở vật chất cần có của nhà hàng
      2. Phần mềm quản lý nhà hàng
    7. Bước 7: Xây dựng thực đơn cho nhà hàng ăn uống
      1. Cân đối giá bán và chi phí chế biến món ăn
      2. Cân đối định lượng nguyên liệu và chi phí kinh doanh
      3. Cân bằng giá các món ăn trong thực đơn
      4. Thiết kế thực đơn đẹp mắt, thu hút
    8. Bước 8: Nhân viên phải chuyên nghiệp
      1. Người quản lý
      2. Bếp trưởng và đầu bếp
      3. Người phục vụ
    9. Bước 9: Xin giấy phép kinh doanh nhà hàng
    10. Bước 10: Tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm
    11. Bước 11: Thực hiện các chiến lược Marketing

Kinh doanh nhà hàng là gì?

Kinh doanh nhà hàng là việc cung cấp các dịch vụ ăn uống, giải trí cho khách hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận. Bên cạnh đó, nhà hàng có thể phục vụ các món ăn, đồ uống của nhiều quốc gia, vùng miền khác nhau hoặc có thể chuyên về một loại hình ẩm thực cụ thể.

Hoạt động kinh doanh nhà hàng là cơ hội kiếm được nguồn thu lớn
Hoạt động kinh doanh nhà hàng là cơ hội kiếm được nguồn thu lớn

Đây là một ngành nghề kinh doanh có nhiều tiềm năng phát triển. Bởi việc ăn uống của con người là nhu cầu thiết yếu và luôn có xu hướng tăng lên theo thời gian. Tuy nhiên, kinh doanh nhà hàng cũng là một ngành nghề có tính cạnh tranh cao. Việc này đòi hỏi chủ đầu tư phải có sự am hiểu về thị trường, kinh nghiệm quản lý và một nguồn vốn đầu tư vững chắc.

Đặc điểm của kinh doanh nhà hàng

Ngành nghề này khá đặc thù với các đặc điểm nhất định. Do đó, để khởi nghiệp nhà hàng thành công bạn cần phải hiểu rõ những điểm mấu chốt để tạo nên sự khác biệt.

Đặc điểm về kinh doanh ẩm thực

Thực phẩm từ nhà hàng thường không được lưu trữ trong kho, mà sẽ được chế biến và tiêu thụ trong khoảng thời gian ngắn. Theo đó, đầu bếp của nhà hàng sẽ chuẩn bị các món ăn và phục vụ ngay cho khách hàng. Đây là một dạng dịch vụ mà trải nghiệm của khách hàng chỉ diễn ra trong quá trình sử dụng.

Các nguyên liệu được nhà cung cấp gửi đến trong ngày để chế biến 
Các nguyên liệu được nhà cung cấp gửi đến trong ngày để chế biến

Yếu tố người lao động

Nhân viên phục vụ đóng vai trò quan trọng trong mắt xích kinh doanh nhà hàng. Bời vì họ là những người tương tác trực tiếp với khách hàng. Bên cạnh đó, mỗi thành viên trong đội ngũ sẽ đảm nhận một vị trí cụ thể và không thể thay thế lẫn nhau. Các cá nhân làm việc trong nhà hàng đều cần có kiến thức chuyên môn và thái độ phục vụ xuất sắc để hiểu và đáp ứng mong muốn của khách hàng.

Đặc điểm về khách hàng

Đều đầu tiên để xây dựng nhà hàng ăn uống thành công là bạn phải hiểu được hành vi của khách hàng. Nhóm đối tượng này rất đa dạng với nhiều đặc điểm tâm lý và nhu cầu khác nhau. Vì vậy, nhân viên nhà hàng cần phải nghiên cứu kỹ về từng đối tượng khách hàng để hiểu rõ hơn về họ và phương án phục vụ một cách hiệu quả.

Việc xác định hành vi khách hàng của nhà hàng là rất quan trọng
Việc xác định hành vi khách hàng của nhà hàng là rất quan trọng

Môi trường phục vụ trong nhà hàng

Môi trường phục vụ phụ thuộc vào các loại hình kinh doanh nhà hàng mà bạn đã chọn. Theo đó, những nhà hàng nhỏ thường tạo ra một môi trường phục vụ thoải mái. Trong khi những nhà hàng lớn, cao cấp đặt ra nhiều yêu cầu cao về chuyên nghiệp và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định.

Các bước mở nhà hàng cho người mới

Các chủ nhà hành thành công thường có những buổi talkshow tư vấn mở nhà hàng dành cho người mới hoặc những ai có đam mê với loại hình kinh doanh này. Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian hãy tham khảo thông tin mở nhà hàng cần chuẩn bị những gì qua các bước sau:

Các bước xây dựng dự án mở nhà hàng ăn uống hoàn chỉnh 
Các bước xây dựng dự án mở nhà hàng ăn uống hoàn chỉnh

Bước 1: Lên ý tưởng mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp

Muốn mở nhà hàng cần những gì là câu hỏi bạn phải trả lời trước khi thực hiện hóa các dự định. Hiện nay, có nhiều ý tưởng kinh doanh nhà hàng khác nhau như: nhà hàng lẩu nướng, nhà hàng tiệc cưới,… Việc quyết định phong cách kinh doanh ngay từ đầu sẽ giúp bạn xác định hướng đi chính xác và lập kế hoạch chi tiết. 

Ngoài những mô hình nhà hàng thông thường, bạn cũng có thể sáng tạo với những ý tưởng ẩm thực độc đáo của riêng mình để thu hút và tạo ấn tượng với khách hàng.

Nhà hàng lẩu nướng

Khi quyết định mở nhà hàng lẩu nướng, doanh nghiệp thường nhắm đến đối tượng khách hàng là: nhân viên văn phòng, sinh viên và các bạn trẻ. Do đó, việc lựa chọn vị trí mặt bằng đặc biệt quan trọng để thu hút nhiều khách hàng hơn.

Kinh doanh nhà hàng lẩu nướng thường mang lại thế cạnh tranh tốt hơn cho những người mới bắt đầu. Việc chuẩn bị nguyên liệu như: thịt, rau củ,… cho các món ăn lẩu hay nướng sẽ đơn giản và không đòi hỏi công thức nấu ăn chuyên biệt. Đồng thời, mô hình kinh doanh này cũng đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng, giúp giảm thiểu những hạn chế trong quá trình khởi nghiệp. 

Mở nhà hàng lẩu nướng dễ được các bạn trẻ đón nhận hơn các mô hình kinh doanh khác
Mở nhà hàng lẩu nướng dễ được các bạn trẻ đón nhận hơn các mô hình kinh doanh khác

Bên cạnh đó, các yếu tố như: cơ sở vật chất, thiết bị cũng dễ dàng được thiết kế và thi công. Đặc biệt, bàn ăn được thiết kế kỹ lưỡng với hệ thống bếp và ống hút khói ở giữa, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tiêu chuẩn của nhà hàng lẩu nướng.

Nhà hàng tiệc cưới

Trong danh sách các mô hình kinh doanh nhà hàng, nhà hàng tiệc cưới thường được coi là lĩnh vực mang lại khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cao. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với việc đầu tư lớn cả về mặt tài chính và kiến thức chuyên sâu. Do đó, những người muốn bắt đầu kinh doanh nhà hàng tiệc cưới dựa trên kinh nghiệm và tư vấn mở nhà hàng của những người tiền bối thường có tỷ lệ thành công cao hơn.

Kinh doanh nhà hàng tiệc cưới sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí cho xây dựng và trang trí
Kinh doanh nhà hàng tiệc cưới sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí cho xây dựng và trang trí

Khi nhắc đến lễ cưới, mọi người thường kỳ vọng sự trang trọng và thiêng liêng. Vì vậy, việc mở nhà hàng tiệc cưới đòi hỏi một không gian rộng lớn được phân chia thành từng khu vực cụ thể. Khâu trang trí cũng phải theo phong cách sang trọng từ bàn ghế cho đến đồ dùng ăn uống. Đồng thời, kiến thức vững về quản lý nhân sự là rất quan trọng để đảm bảo hoạt động suôn sẻ và hiệu quả cho nhà hàng.

Nhà hàng hải sản

Trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng hải sản, có thể chia thành 4 phong cách khác nhau bao gồm:

  • Nhà hàng hải sản ven các vùng biển.
  • Nhà hàng hải sản bình dân.
  • Nhà hàng hải sản kết hợp sân vườn.
  • Nhà hàng buffet hải sản.

Do đó, mỗi loại nhà hàng sẽ yêu cầu một sự chuẩn bị về vốn cũng như đối tượng khách hàng khác nhau. Việc kinh doanh nhà hàng hải sản không cần đầu tư quá nhiều vào thiết kế hay trang trí quán. Thay vào đó, không gian thoáng đãng là điều kiện tiên quyết. Đặc biệt, bạn chỉ cần tập trung vào việc cung cấp hải sản tươi sống và cách chế biến ngon đáp ứng khẩu vị của khách hàng.

Nguồn hàng tươi sống là yếu tố quyết định đến thành công của nhà hàng hải sản
Nguồn hàng tươi sống là yếu tố quyết định đến thành công của nhà hàng hải sản

Bên cạnh đó, một trong những kinh nghiệm quan trọng khi mở nhà hàng hải sản là tập trung vào kinh doanh đồ uống. Trong hầu hết các loại nhà hàng, lợi nhuận từ đồ uống thường cao gấp 2 – 3 lần so với doanh số từ món ăn. Do đó, quản lý cung cấp đồ uống chất lượng và phù hợp với thực đơn là một yếu tố quan trọng để cân nhắc.

Nhà hàng chay

Trước khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng chay, việc chuẩn bị kiến thức về văn hóa ẩm thực, cách chế biến và xu hướng ăn chay là cực kỳ quan trọng. Với thị trường chủ đạo là ẩm thực chay, quán cần phải trang trí theo xu hướng thiên nhiên, tạo nên không gian ấm áp và gần gũi với tông màu nhẹ nhàng. Điều này giúp tạo ra một môi trường thư giãn dành cho khách hàng.

Bởi vì xu hướng ăn chay chỉ mới phổ biến trong thời gian gần đây, việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu tươi ngon là rất quan trọng. Đồng thời, việc có đầu bếp chuyên nghiệp trong việc chế biến các món chay là không thể thiếu. 

Nhà hàng chay đang dần có vị thế trong các mô hình kinh doanh nhà hàng
Nhà hàng chay đang dần có vị thế trong các mô hình kinh doanh nhà hàng

Thực đơn cần phải đa dạng và hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Cuối cùng, khi mở nhà hàng chay, quan trọng nhất là lưu ý đến yếu tố phong thủy và tâm linh để tạo nên không khí tích cực trong cửa hàng.

Nhà hàng buffet

Trong những năm gần đây, việc kinh doanh nhà hàng buffet không còn quá xa lạ với nhiều người. Với phong cách tự phục vụ và đa dạng về món ăn, mô hình này thu hút lượng lớn khách hàng. Tuy nhiên, khi mở nhà hàng buffet, bạn cần chuẩn bị một số vốn đáng kể để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về đa dạng món ăn. 

Nhà hàng buffet luôn có sức hút đối với mọi người
Nhà hàng buffet luôn có sức hút đối với mọi người

Bên cạnh đó, diện tích tối thiểu cần phải là 300m2 ở những khu vực có mật độ dân số cao. Với các tiêu chuẩn đầu tư khó khăn của nhà hàng buffet, lợi nhuận từ mô hình này thường khiến các chủ nhà hàng đối mặt với nhiều thách thức. Do đó, trước khi quyết định mở nhà hàng buffet, quan trọng là phải cân nhắc và tìm hiểu kỹ lưỡng về các yêu cầu cần thiết.

Bước 2: Nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu

Sau khi đã chọn được mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp, bạn cần xác định khách hàng mục tiêu muốn tiếp cận. Không có một nhà hàng nào có thể thu hút mọi người, hãy tập trung vào 5-10% thị trường và phục vụ tốt cho đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Bạn cần xây dựng chân dung khách hàng một cách cụ thể bằng cách phân đoạn thị trường theo độ tuổi, thu nhập, sở thích hoặc loại nhà hàng đặc thù. Sau đó phân tích đặc điểm của từng khách hàng giúp lựa chọn đúng đắn khách hàng mục tiêu để phục vụ một cách hiệu quả.

Kinh doanh nhà hàng cần xác định rõ khách hàng mục tiêu
Kinh doanh nhà hàng cần xác định rõ khách hàng mục tiêu

Hơn nữa, nghiên cứu thị trường là bước không thể thiếu. Tìm hiểu về nhu cầu thực tế của đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến, cũng như liệt kê đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về môi trường kinh doanh.

Bước 3: Mở nhà hàng ăn uống cần bao nhiêu vốn?

Vốn là một trong những điều cần biết khi mở nhà hàng. Theo đó, số vốn mà bạn có sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của nhà hàng. Kamereo đề xuất việc tạo một bảng dự toán chi phí mở nhà hàng, vì trong giai đoạn đầu, nhà hàng có thể không đạt được lợi nhuận rất ít, yêu cầu bạn chuẩn bị tinh thần và tài chính cẩn thận. 

Bảng dự toán này nên bao gồm: chi phí cho khu vực bếp, mua sắm bàn ghế, chi phí thiết kế và các vật dụng khác để phân bổ ngân sách một cách hợp lý. Đặc biệt, chi phí cho thuê mặt bằng quán cũng cần được đầu tư một cách có hiệu quả.

Vốn là yếu tố quyết định đến quy mô nhà hàng của bạn
Vốn là yếu tố quyết định đến quy mô nhà hàng của bạn

Trong trường hợp không đủ vốn để mở nhà hàng, bạn có thể xem xét việc vay vốn từ ngân hàng hoặc tìm kiếm các nguồn đầu tư khác. Hiện nay, có nhiều quỹ đầu tư sẵn lòng hỗ trợ tài chính nếu bạn có một kế hoạch kinh doanh nhà hàng thực sự thuyết phục họ.

Bước 4: Lựa chọn mặt bằng mở nhà hàng

Tiếp theo, bạn cần thuê một mặt bằng tốt để quá trình kinh doanh nhà hàng được thuận lợi. Các chuyên gia trong lĩnh vực F&B cho rằng mặt bằng là bí quyết kinh doanh hàng ăn, nhà hàng thành công. Do đó, bạn cần lựa chọn một vị trí tốt, thuận tiện di chuyển.

Dựa trên khách hàng mục tiêu

Để lựa chọn địa điểm thuê mặt bằng mở nhà hàng phù hợp nhất thì bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng muốn hướng đến. Nếu đối tượng chủ yếu là nhân viên văn phòng thì một địa điểm gần các tòa nhà văn phòng sẽ là lựa chọn phù hợp. Trong khi đó, việc mở nhà hàng gần trường học, ký túc xá hoặc khu vực giải trí có thể là một quyết định đúng đắn khi nhắm đến giới trẻ, học sinh và sinh viên.

Bạn có thể chọn mặt bằng dựa trên khách hàng mục tiêu
Bạn có thể chọn mặt bằng dựa trên khách hàng mục tiêu

Việc khoanh vùng địa điểm thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng phải đồng bộ với đối tượng khách hàng cụ thể mà bạn muốn phục vụ. Tránh tình trạng mở nhà hàng ở những vị trí xa – nơi mà khách hàng mục tiêu không thường xuyên lui tới và không phù hợp với phong cách của quán.

Vị trí thuê mặt bằng

Trước khi quyết định chọn một địa điểm thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng, quá trình khảo sát là không thể thiếu. Việc dạo quanh khu vực bạn quan tâm sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh và các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu rõ về tập tục, thói quen của cư dân địa phương. Từ đó những điều đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn.

Vị trí thuê mặt bằng nên gần các khu vực đông dân
Vị trí thuê mặt bằng nên gần các khu vực đông dân

Bên cạnh đó, khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng, bạn cũng nên xem xét về tần suất và mật độ di chuyển của người dân trong khu vực. Mặt bằng nào có lưu lượng người di chuyển lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.

Diện tích và không gian nhà hàng

Bên cạnh vị trí thuận lợi, không gian nhà hàng cần được thiết kế sao cho có đủ ánh sáng và thông thoáng, đặc biệt trong những ngày nóng. Không gian trang trí bên trong quán cũng phải mang đặc điểm riêng, thể hiện sự sáng tạo và gu thẩm mỹ của chủ quán. Điều này giúp tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng lĩnh vực.

Không gian nhà hàng cần đủ sáng và thông thoáng
Không gian nhà hàng cần đủ sáng và thông thoáng

Trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng, việc liệt kê yêu cầu cơ bản là quan trọng để lựa chọn diện tích mặt bằng. Theo đó, nhà hàng của bạn cần diện tích cho các hạng mục như: chỗ đậu xe cho lượng khách, hệ thống thoát nước, lối thoát hiểm,… Ngoài ra, mặt bằng nhà hàng cũng cần được quan tâm đặc biệt đối với vấn đề an toàn và tiện ích của bếp núc hậu cần.

Chi phí thuê mặt bằng

Chi phí là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định lựa chọn mặt bằng. Do đó, xác định một ngân sách cụ thể cho mặt bằng giúp bạn có thể dễ dàng phạm vị lại các tìm kiếm, tiết kiệm thời gian và nỗ lực trong việc tìm kiếm mặt bằng phù hợp.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng chi phí thuê cúng phần nào phản ánh chất lượng và vị trí của mặt bằng. Những vị trí đẹp ngay giữa trung tâm thường có chi phí cao hơn. Việc cân nhắc kỹ lưỡng giữa chất lượng địa điểm và nguồn lực tài chính sẽ giúp bạn đưa ra quyết định hợp lý.

Bạn nên cân nhắc giữa chi phí thuê và vị trí của mặt bằng
Bạn nên cân nhắc giữa chi phí thuê và vị trí của mặt bằng

Mối quan hệ với chủ thuê

Một điều cũng rất quan trọng khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh nhà hàng là tính cách của chủ mặt bằng. Việc xem xét khả năng hợp tác lâu dài với họ là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Do đó, bạn nên lựa chọn chủ mặt bằng có uy tín, thái độ hợp tác tích cực.

Tránh những trường hợp chủ nhà không tính toán hay thay đổi. Điều này có thể tạo ra rủi ro cho bạn trong quá trình kinh doanh nhà hàng. Thậm chí làm ảnh hưởng đến tài chính nếu không có sự chuẩn bị và đánh giá kỹ lưỡng từ phía chủ nhà.

Hợp đồng thuê mặt bằng

Khi tạo hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng, bạn nên khởi đầu với một khoảng thời gian thuê ngắn, ví dụ như một năm hoặc tối đa là hai năm. Bên cạnh đó, hợp đồng cần được thiết kế cụ thể và chặt chẽ với các điều khoản như: thời gian cho phép bạn thực hiện các công việc sửa chữa, thời hạn không tăng giá thuê và điều kiện đền bù khi cần trả lại mặt bằng.

Hợp đồng thuê mặt bằng cần có các điều khoản để bảo vệ cả hai bên
Hợp đồng thuê mặt bằng cần có các điều khoản để bảo vệ cả hai bên

Để đảm bảo tính minh bạch và công bằng, hợp đồng cũng cần xác định rõ những rủi ro và trách nhiệm đối với cả hai bên. Bạn cũng nên đưa vào hợp đồng các điều khoản về hỗ trợ từ chủ nhà đối với các thủ tục liên quan đến cộng đồng và sự cố với các công ty cung cấp điện, nước,…

Bước 5: Thiết kế và trang trí nhà hàng

Khi bắt đầu dự án mở nhà hàng ăn uống, bạn cần xác định trước phong cách và tiêu chuẩn thiết kế. Điều này giúp việc lựa chọn không gian và mua sắm nội thất phù hợp.

Không gian nội thất của nhà hàng đóng một vai trò quan trọng và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt. Mặc dù có nhiều phong cách thiết kế khác nhau, nhưng quan trọng nhất là phải đảm bảo rằng phong cách thiết kế sẽ tạo ra không gian ẩm thực phản ánh đúng bản chất của nhà hàng.

Ý tưởng thiết kế nhà hàng giúp không gian trở nên lý tưởng hơn
Ý tưởng thiết kế nhà hàng giúp không gian trở nên lý tưởng hơn

Bên cạnh đó, việc chọn bàn ghế và đồ trang trí cần được thực hiện một cách hài hòa. Đồng thời, số lượng bàn ghế cần được bố trí một cách hợp lý để tạo cảm giác thoải mái mà không làm cho nhà hàng trở nên chật chội. Màu sắc và ánh sáng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng tầm ẩm thực của bạn.

Bước 6: Chuẩn bị cơ sở vật chất và trang thiết bị

Tiếp tục trả lời cho câu hỏi muốn mở nhà hàng cần những gì là cơ sở vật chất và phần mềm quản lý. Đây là hai trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công khi kinh doanh nhà hàng.

Cơ sở vật chất cần có của nhà hàng

Để có một nhà hàng đạt chuẩn, việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất là rất quan trọng. Các yếu tố cần chú ý bao gồm: bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, điện nước và đồ dùng nhà bếp. Bên cạnh đó, ba khu vực quan trọng trong nhà hàng cần được tập trung là khu vực đón khách, khu vực phục vụ và khu vực nhà bếp.

Khu vực đón khách:

  • Thiết kế bãi gửi xe riêng và không chắn lối đi.
  • Biển hiệu bắt mắt và bài trí thoáng đãng để tạo nổi bật cho nhà hàng.

Khu vực phục vụ:

  • Ước tính lượng khách tối đa để mua sắm bàn ghế và khăn trải.
  • Bố trí bàn ăn, quầy thanh toán, và quầy đựng đồ uống theo cách hợp lý.

Khu vực nhà bếp:

  • Thiết kế theo nguyên lý bếp một chiều để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Dự trù kỹ lưỡng về cơ chế thoát nước, lọc dầu mỡ, khử mùi và an toàn sử dụng gas.
Mỗi khu vực sẽ cần chuẩn bị trang thiết bị khác nhau
Mỗi khu vực sẽ cần chuẩn bị trang thiết bị khác nhau

Khu chế biến:

  • Xác định rõ thực đơn để thiết kế khu vực chế biến.
  • Tạo khu vực nhận, lưu trữ nguyên liệu, sơ chế, nấu, rửa chén bát, và khu vực đựng rác.

Khu dành cho khách:

  • Sắp xếp khu chế biến sao cho tiện lợi cho nhân viên và vừa với số lượng khách.
  • Lưu ý đến thái độ và phản ứng của khách hàng đối với bố trí nhà hàng.

Phần mềm quản lý nhà hàng

Một yếu tố sẽ đóng góp quan trọng vào thành công kinh doanh nhà hàng là phần mềm quản lý nhà hàng. Một ứng dụng quản lý hiệu quả sẽ giúp bạn tổ chức bàn phục vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp, giảm thiểu rủi ro nhầm lẫn trong quá trình gọi món và giúp người quản lý dễ dàng quản lý toàn bộ hoạt động của nhà hàng.

Sắp xếp đặt bàn nhanh chóng:

  • Nhân viên phục vụ có thể xem sơ đồ bàn theo phòng, tầng để dễ dàng xếp bàn cho khách.
  • Có thể ghi chú yêu cầu đặc biệt của khách hàng ngay trên thiết bị cầm tay như điện thoại hoặc tablet.

Đặt món không sai sót:

  • Phiếu gọi món được chuyển tự động đến quầy bar/bếp để tiến hành chế biến.
  • Giảm thiểu sai sót và nhầm lẫn trong quá trình gọi món và chế biến.

Thanh toán chính xác và nhanh chóng:

  • Yêu cầu thanh toán của nhân viên phục vụ sẽ tự động được chuyển đến danh sách chờ thanh toán, giúp thu ngân dễ dàng xác định bàn cần thanh toán.
  • Quy trình thanh toán diễn ra chính xác và nhanh chóng.

Xem báo cáo kinh doanh mọi lúc mọi nơi: Quản lý nhà hàng có thể theo dõi báo cáo kinh doanh và tổng quan về hoạt động của nhà hàng từ xa thông qua ứng dụng di động, tiện ích giúp họ duyệt xem thông tin bất kỳ lúc nào.

Phần mềm giúp việc quản lý nhà hàng dễ dàng hơn
Phần mềm giúp việc quản lý nhà hàng dễ dàng hơn

Bước 7: Xây dựng thực đơn cho nhà hàng ăn uống

Thực đơn là một phần không thể thiếu khi kinh doanh nhà hàng. Do đó, việc thiết kế thực đơn đẹp mắt quyết định rất nhiều đến trải nghiệm gọi món của khách hàng. Ngoài ra, một thực đơn hợp lý còn tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh.

Cân đối giá bán và chi phí chế biến món ăn

Khác với bán lẻ, trong nhà hàng, giá của mỗi món ăn không được xác định cố định mà phụ thuộc vào quyết định của từng chủ kinh doanh nhà hàng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn có thể đặt giá món ăn một cách tùy ý. Thay vào đó, bạn cần xem xét chi phí của nguyên vật liệu và chi phí mặt bằng để đưa ra quyết định về giá. Thông thường, giá bán sẽ bao gồm một khoản 30% – 35% cho chi phí nấu ăn và dịch vụ.

Ví dụ: Nếu bạn làm món sườn nướng với giá nhập sườn non là 50.000đ cho 1 suất và các gia vị khác chiếm 10.000đ, tổng cộng là 60.000đ. Bạn có thể tính giá bán bằng cách chia chi phí nguyên liệu này cho 35%, và kết quả sẽ là giá bán khoảng 172.000 – 175.000 đồng, tùy thuộc vào chiến lược cụ thể. 

Giá bán phụ thuộc vào tổng chi phí làm ra món ăn
Giá bán phụ thuộc vào tổng chi phí làm ra món ăn

Cân đối định lượng nguyên liệu và chi phí kinh doanh

Đảm bảo sự cân đối về lượng của các món ăn là một yếu tố quan trọng khi xây dựng thực đơn. Nếu có quá nhiều thực phẩm so với nhu cầu, có thể dẫn đến lãng phí, trong khi thiếu hụt có thể gây ra sự không hài lòng cho khách hàng. Để giải quyết vấn đề này, việc ngồi thảo luận với đầu bếp chính là cực kỳ quan trọng để tạo ra công thức phù hợp, kết hợp giữa việc tiết kiệm và tạo ra những món ăn hấp dẫn.

Bên cạnh đó, việc quản lý lượng nguyên liệu từ khi nhập vào đến khi sử dụng cũng đòi hỏi sự chặt chẽ. Nếu bạn xác định rõ lượng của mỗi nguyên liệu không chỉ giúp kiểm soát tốt hơn mà còn giúp xây dựng các bảng quy chiếu, làm cơ sở cho quá trình quản lý nhà hàng. Ngoài ra, các loại nguyên liệu như: thịt có thể được đo lường theo cân, trong khi nước sốt, phô mai nghiền và gia vị thường được đo lường bằng thìa hoặc ml để đảm bảo sự chính xác và tiện lợi.

Định lượng nguyên liệu để giúp tối ưu chi phí kinh doanh
Định lượng nguyên liệu để giúp tối ưu chi phí kinh doanh

Cân bằng giá các món ăn trong thực đơn

Không phải bất kỳ lúc nào bạn cũng có khả năng chế biến mọi món ăn trong thực đơn. Theo đó, bạn sẽ phải đối mặt với sự biến động của thị trường và giá cả nguyên liệu, đặc biệt là những loại rau củ quả theo mùa. Việc này càng trở nên khó khăn khi giá nguyên liệu thay đổi không theo kịp với giá bán của thực đơn.

Vì thế, nếu bạn thực hiện việc điều chỉnh giá bán thường xuyên sẽ ảnh hưởng hình ảnh của nhà hàng trong tâm trí khách hàng. Do đó, việc cân nhắc và cân bằng thực đơn là vô cùng quan trọng. Bạn cần có kế hoạch linh hoạt để ứng phó với những biến động không dự kiến và điều chỉnh thực đơn một cách hiệu quả khi cần thiết.

Thiết kế thực đơn đẹp mắt, thu hút

Một tờ thực đơn khiến khách hàng có ấn tượng không tốt khi được thiết kế cẩu thả, mô tả món ăn lộn xộn, thiếu đề mục và không có mức giá. Bên cạnh đó, xây dựng thực đơn online là một chiến lược tiếp thị vô cùng hiệu quả để tiếp cận thực khách dễ dàng hơn. Vì vậy, bạn cần đảm bảo thiết kế của nó đẹp mắt và có tổ chức.

Phong cách của thực đơn cần phản ánh phong cách chủ đạo của nhà hàng, tránh sự không đồng nhất giữa sự sang trọng và bình dân. Tên các món ăn không nên quá phức tạp, cần mô tả rõ thành phần chính để khách hàng dễ dàng hình dung.

Sáng tạo thực đơn đẹp, thu hút khách hàng

Bước 8: Nhân viên phải chuyên nghiệp

Bước đầu tiên trong quá trình tuyển dụng nhân viên là xác định rõ mục tiêu bạn muốn nhân viên đạt được. Bảng mô tả công việc không cần phải phức tạp, nhưng quan trọng phải chi tiết về trách nhiệm và nhiệm vụ của từng vị trí.

Sau đó, bạn cần lập bảng quy định mức lương. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên nghiên cứu mức lương trung bình trong ngành, từ đó đề xuất mức lương tối thiểu và tối đa cho từng vị trí. Điều này giúp tăng tính linh hoạt trong việc quản lý lương dựa trên năng lực của nhân viên.

Người quản lý

Vị trí quan trọng nhất trong hầu hết các nhà hàng là người quản lý. Vậy, làm sao để có một cá nhân xuất sắc cho vị trí này? Điều quan trọng nhất là kinh nghiệm trong việc quản lý một hoặc nhiều nhà hàng và đã thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp thực phẩm.

Đồng thời, bạn cũng muốn một người quản lý có kỹ năng và khả năng giám sát nhân viên. Đồng thời, họ phải phản ánh phong cách và cá tính của nhà hàng. Để tìm được người quản lý như vậy, việc trả mức lương phù hợp là quan trọng. Do đó, bạn hãy bắt đầu quá trình tuyển dụng ít nhất 1 tháng trước khi mở cửa hàng để họ có đủ thời gian để làm quen với môi trường và có thể tư vấn cho bạn.

Người quản lý đóng vai trò quan trọng trong nhà hàng
Người quản lý đóng vai trò quan trọng trong nhà hàng

Bếp trưởng và đầu bếp

Khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng, bạn có thể cần khoảng 3 đầu bếp, 2 nhân viên làm toàn thời gian và 1 nhân viên làm bán thời gian. Thời gian làm việc có thể được phân chia từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều hoặc từ 4 giờ chiều đến thời điểm đóng cửa. Nhân viên làm bán thời gian thường được sắp xếp làm việc vào những khung giờ cao điểm, cuối tuần hoặc trong các ngày lễ.

Người phục vụ

Nhân viên phục vụ là những người tương tác trực tiếp với khách hàng của bạn. Do đó, họ cần tạo ấn tượng dễ chịu và có khả năng làm việc hiệu quả dưới áp lực lớn, đồng thời phục vụ nhiều bàn mà vẫn giữ được sự tươi tắn. Đối với mọi nhân viên, quan trọng là họ hiểu rõ triết lý của nhà hàng và hình ảnh mà bạn muốn xây dựng, từ đó cùng nhau phấn đấu.

Nhân viên phục vụ sẽ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng
Nhân viên phục vụ sẽ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng

Bước 9: Xin giấy phép kinh doanh nhà hàng

Quy trình cuối cùng cần hoàn tất trước khi mở cửa nhà hàng là việc xin giấy phép kinh doanh và các giấy tờ liên quan như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với những nhà hàng phục vụ đồ uống có cồn như: bia, rượu,… còn phải xin giấy phép kinh doanh cho các mặt hàng này.

Đề xuất nghiên cứu kỹ các quy định địa phương và hoàn thành đầy đủ các giấy tờ cần thiết để tránh gặp phải vấn đề về sau. Trong trường hợp có thể, việc thành lập công ty cũng là một lựa chọn tốt để bảo vệ và tạo ra sự phân biệt rõ ràng giữa chi phí kinh doanh và tài sản cá nhân.

Trước khi bắt đầu kinh doanh bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy phép
Trước khi bắt đầu kinh doanh bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy phép

Bước 10: Tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm

Trước khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng, việc nắm vững các quy định về an toàn thực phẩm là rất quan trọng. Điều này không chỉ đảm bảo sức khỏe của khách hàng mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc tuân thủ pháp luật và thể hiện sự chuyên nghiệp của nhà hàng.

Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ các quy định an toàn thực phẩm được quy định bởi các cơ quan chức năng. Uy tín của nhà hàng sẽ gặp khó khăn nếu khách hàng phải đối mặt với vấn đề ngộ độc thực phẩm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của họ mà còn tạo chi phí điều trị đáng kể.

Bạn cần tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm
Bạn cần tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm

Bước 11: Thực hiện các chiến lược Marketing

Để nhà hàng của bạn nổi bật và thu hút khách hàng, việc đặt tên phải mang tính sáng tạo, dễ ghi nhớ và không trùng lặp với các thương hiệu khác trên thị trường. Nên chọn một tên phản ánh định hướng phát triển của nhà hàng.

Đồng thời, đăng ký tên nhà hàng trên các danh sách địa chỉ ẩm thực, xuất hiện trong sách hướng dẫn du lịch và quảng cáo trên các phương tiện truyền thông để tăng hiện diện. Ngoài ra, việc thiết kế website cũng là một cách hiệu quả để quảng bá nhà hàng của bạn.

Thực hiện các chiến dịch Marketing hiệu quả để tăng nhận diện thương hiệu

Xem thêm

Tên đây là bí quyết chi tiết kinh doanh nhà hàng được nhiều người áp dụng thành công và chia sẻ trên internet. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích cho bạn để bước đến một chặng đường mới. Hãy theo dõi chuyên mục Bí quyết kinh doanh của Kamereo để biết thêm nhiều thông tin thú vị nhé!

5/5 - (2 vote)
Nguyễn Đức Thạnh

Nguyễn Đức Thạnh

Thạnh là một chuyên gia sáng tạo nội dung với nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt, anh thường xuyên chia sẻ các nội dung chuyên sâu về kinh doanh, ẩm thực, công nghệ, đời sống qua cái nhìn độc đáo và gần gũi. Hãy theo dõi Thạnh để cùng bước vào hành trình khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!View Author posts

Nếu bạn có ý kiến/ gợi ý khác, hãy cho Kamereo biết nhé: