Chắc hẳn chúng ta đã không còn quá xa lạ với thuật ngữ nhà cung cấp. Tuy nhiên, liệu bạn có hiểu rõ bản chất của các đơn vị này và nhà cung ứng ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào không? Hãy cùng Kamereo tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây!
Nhà cung cấp là gì? Supplier là gì?
Nhà cung cấp (tiếng Anh: Supplier) là một đơn vị (cá nhân, tổ chức) cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc nguyên liệu cho một đơn vị khác (cá nhân, tập thể hay doanh nghiệp). Theo đó, những đơn vị này đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, nhà cung cấp đảm bảo nguồn hàng hóa, dịch vụ cần thiết được cung ứng đủ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Vai trò của nhà cung cấp đối với chuỗi cung ứng
Nhà cung ứng ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Theo đó, họ là một mảnh ghép quan trọng với các vai trò như:
- Cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc nguyên liệu: Đây là vai trò cơ bản và quan trọng nhất của nhà cung cấp. Họ cung cấp cho doanh nghiệp nguồn hàng hóa/dịch vụ/nguyên liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc nguyên liệu: Chất lượng đầu vào do nhà cung cấp cung ứng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng của doanh nghiệp.
- Cung cấp giá cả cạnh tranh: Giá cả nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng của doanh nghiệp. Do đó, nhà sản xuất luôn muốn lựa chọn nhà cung cấp phù hợp để giảm thiểu chi phí.
- Hỗ trợ kỹ thuật: Một số nhà cung cấp cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, giúp doanh nghiệp sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc nguyên liệu hiệu quả hơn.
- Cung cấp thông tin thị trường: Một số nhà cung cấp sẵn sàng chia sẻ thông tin thị trường để doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và xu hướng thị trường hỗ trợ ra quyết định kinh doanh phù hợp.
Những hoạt động với nhà cung ứng của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần thực hiện nhiều hoạt động khác nhau với nhà cung cấp để đảm bảo mối quan hệ hợp tác hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh doanh. Dưới đây là một số hoạt động chính:
- Tìm kiếm và đánh giá nhà cung cấp: Doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu để tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng thông qua internet, hội chợ thương mại, giới thiệu của khách hàng,… Sau đó, đánh giá năng lực và uy tín của nhà cung cấp.
- Lựa chọn nhà cung cấp: So sánh các nhà cung cấp tiềm năng dựa trên các tiêu chí đánh giá đã được xác định. Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp.
- Xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp: Tạo hợp đồng rõ ràng với nhà cung cấp để đảm bảo quyền lợi của cả hai bên. Đồng thời, xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài và tin cậy với nhà cung cấp.
- Quản lý hoạt động của nhà cung cấp: Theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà cung cấp định kỳ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần giải quyết các vấn đề phát sinh với nhà cung cấp kịp thời và hiệu quả.
- Phát triển nhà cung cấp: Hỗ trợ nhà cung cấp nâng cao năng lực và chất lượng đầu vào. Chia sẻ thông tin thị trường, xu hướng ngành và các giải pháp sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Phân biệt giữa Supplier và Vendor
Mặc dù thuật ngữ nhà cung cấp không quá để định nghĩa, nhưng nhiều người vẫn nhằm lẫn supplier với vendor. Dưới đây sẽ là bảng phân tích để phân biệt giữa hai loại hình này:
Đặc điểm |
Supplier |
Vendor |
Vai trò |
Cung cấp nguyên liệu, vật tư, linh kiện cho nhà sản xuất |
Cung cấp sản phẩm đã hoàn thiện cho nhà bán lẻ hoặc người tiêu dùng cuối cùng |
Vị trí trong chuỗi cung ứng |
Đầu nguồn |
Cuối nguồn |
Mối quan hệ với doanh nghiệp |
Mối quan hệ lâu dài, hợp tác chiến lược |
Mối quan hệ ngắn hạn, tập trung vào giao dịch |
Mức độ tham gia vào quá trình sản xuất |
Cao, có thể tham gia vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm |
Thấp, chỉ cung cấp sản phẩm đã hoàn thiện |
Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp
Doanh nghiệp cần đánh giá nhà cung cấp một cách cẩn thận và toàn diện để lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của mình. Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá nhà cung cấp quan trọng:
- Năng lực: Khả năng sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc nguyên liệu theo yêu cầu của doanh nghiệp về chất lượng, số lượng và thời gian.
- Chất lượng: Sản phẩm, dịch vụ hoặc nguyên liệu do nhà cung cấp cung cấp phải đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng.
- Giá cả: Báo giá của nhà cung cấp cạnh tranh, có chính sách giá cả linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
- Dịch vụ khách hàng: Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình và có khả năng hỗ trợ khách hàng tốt. Nhà cung cấp có chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo và giải quyết khiếu nại của khách hàng một cách kịp thời.
- Uy tín: Nhà cung cấp có uy tín trên thị trường và được đánh giá cao bởi các khách hàng khác.
- Vị trí địa lý: Thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và giao dịch với doanh nghiệp.
- Mối quan hệ: Doanh nghiệp và nhà cung cấp dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.
Thời điểm nào cần đánh giá nhà cung cấp?
Doanh nghiệp cần đánh giá nhà cung cấp để đảm bảo họ vẫn đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu kinh doanh của bạn. Dưới đây là một số thời điểm quan trọng cần đánh giá nhà cung cấp:
- Khi lựa chọn nhà cung cấp mới: Đây là thời điểm quan trọng để đánh giá năng lực, chất lượng, giá cả, khả năng cung cấp, dịch vụ khách hàng, uy tín,… của nhà cung cấp trước khi đưa ra quyết định hợp tác.
- Khi có thay đổi về nhu cầu kinh doanh: Nếu nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi thì cần đánh giá lại nhà cung cấp để đảm bảo họ có khả năng đáp ứng nhu cầu mới hay không.
- Khi có vấn đề về hiệu suất của nhà cung cấp: Trường hợp nhà cung cấp không còn đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp cần đánh giá để xác định nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp.
- Định kỳ: Doanh nghiệp nên đánh giá nhà cung cấp định kỳ, ít nhất mỗi năm một lần, để cập nhật thông tin về năng lực, chất lượng, giá cả,… của nhà cung cấp và đảm bảo mối quan hệ hợp tác hiệu quả.
Kamereo – Nhà cung cấp uy tín tại TPHCM và Bình Dương
Kamereo là một trong những nhà cung cấp thực phẩm sạch, nguyên liệu uy tín cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống tại TPHCM và Bình Dương. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi đã và đang cung cấp cho khoảng 2.000 khách hàng trong khu vực.
Một số sản phẩm đang kinh doanh tại Kamereo bao gồm:
- Rau củ quả tươi ngon theo mùa
- Thịt các loại
- Hải sản
- Gia vị, đồ khô
- Đồ uống phổ biến
- Vật dụng cần thiết
Hiện nay, Kamereo đang hỗ trợ khách hàng giao hàng với hóa đơn từ 400.000 VND. Với những khách hàng có tổng hóa đơn tối thiểu 20.000.000 VND/tháng sẽ được hoàn tiền đến 1%. Quý khách hãy liên hệ với Kamereo qua hotline 0812 46 37 27 để được chuyên viên tư vấn hỗ trợ đặt hàng.
Xem thêm: Tổng quan về thương hiệu Kamereo
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về nhà cung cấp mà bạn cần biết. Việc xây dựng mối quan hệ với những đơn vị này giúp đảm bảo chất lượng đầu vào với giá thành cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí để tối ưu hóa lợi nhuận. Hãy theo dõi chuyên mục Nguồn Hàng – Nguyên Vật Liệu để biết thêm nhiều bí kíp kinh doanh hiệu quả!
Xem thêm: