Chuyển tới nội dung
Trang chủ > Blog > Kinh nghiệm kinh doanh > Mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu tiền? Những chi phí khi mở nhà hàng

Mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu tiền? Những chi phí khi mở nhà hàng

Khi lên kế hoạch mở nhà hàng hoặc đầu tư vào các mô hình tương tự, nhiều người quan tâm đến vấn đề vốn cần chuẩn bị. Để có kế hoạch chi tiết, bạn cần tính toán chi phí cho từng phần, dự tính rủi ro và đánh giá các biến động trong thị trường trong tương lai. Cùng Kamereo tìm hiểu mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu tiền trong bài viết sau đây nhé!

Mở nhà hàng cần một nguồn vốn lớn cho các hoạt động xây dựng và vận hành
Mở nhà hàng cần một nguồn vốn lớn cho các hoạt động xây dựng và vận hành

Table of Contents

  1. Chi phí thuê mặt bằng mở nhà hàng
  2. Chi phí trang trí nội thất nhà hàng
  3. Chi phí mua trang thiết bị nhà hàng
    1. Khu vực phục vụ khách hàng
    2. Khu vực bếp
  4. Chi phí sử dụng phần mềm quản lý
  5. Chi phí mua nguyên vật liệu
  6. Chi phí cho hoạt động Marketing
  7. Chi phí cho nhân sự nhà hàng
  8. Các loại chi phí khác

Chi phí thuê mặt bằng mở nhà hàng

Khâu chi phí mặt bằng thường chiếm đến 30% tổng ngân sách mở nhà hàng. Do đó, bạn cần phải tính toán cẩn thận để giảm thiểu chi phí này xuống mức thấp nhất có thể, nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chí kinh doanh. Việc tính toán chi phí thuê mặt bằng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: diện tích, vị trí, khả năng cải tạo, mật độ giao thông và tình hình an ninh khu vực.

Bên cạnh đó, hầu hết chủ mặt bằng sẽ yêu cầu đặt yêu cầu đặt cọc từ 3 đến 6 tháng nên bạn phải chuẩn dự trù nguồn vốn hợp lý. Chi phí thuê mặt bằng thường dao động từ 15 – 30 triệu/tháng. Hãy mạnh dạn đề xuất giảm giá thuê nếu mặt bằng không đảm bảo việc kinh doanh như: diện tích bếp hẹp, thiếu nhà vệ sinh, trần nhà thấp,… Ngoài ra, bạn cũng phải tính đến chi phí cải tạo mặt bằng nếu không gian có sẵn chưa đảm bảo nhu cầu kinh doanh.

Tiền thuê mặt bằng chiếm phần lớn trong chi phí mở nhà hàng
Tiền thuê mặt bằng chiếm phần lớn trong chi phí mở nhà hàng

Chi phí trang trí nội thất nhà hàng

Để thu hút khách hàng, bạn cần phải trang trí nội thất để tạo không gian riêng, phù hợp với kế hoạch phát triển nhà hàng. Chi phí này bao gồm: tiền mua sắm bàn ghế, đồ trang trí tường, giấy dán, rèm cửa,… Theo đó, tổng ngân sách dành cho việc trang trí nội thất thường chiếm khoảng 5 – 10%. Một số hạng mục cụ thể có thể như sau:

  • Chi phí sơn sửa lại mặt bằng: Dao động khoảng 15 – 30 triệu VNĐ, tùy thuộc vào quy mô và phong cách thiết kế.
  • Chi phí mua sắm bàn ghế: Với quy mô 20 bộ bàn ghế, chi phí sẽ khoảng 50 triệu VNĐ. Tuy nhiên, nếu nhà hàng theo phong cách sang trọng, bộ bàn ghế gỗ cao cấp có thể lên đến 100 triệu VNĐ.
  • Chi phí sắm sửa đồ trang trí: Khoảng 5 – 10 triệu VNĐ với những vật dụng thông thường, nhưng có thể lên đến 200 triệu VNĐ nếu trưng bày đồ cổ, đồ phong thủy.
  • Chi phí thuê nhân công trang trí: Nếu bạn thuê dịch vụ bên ngoài thì chi phí trọn gói thường từ 50 đến 100 triệu VNĐ.
Chi phí trang trí nội thất giúp bạn cải tạo không gian thu hút khách hàng
Chi phí trang trí nội thất giúp bạn cải tạo không gian thu hút khách hàng

Tùy vào quy mô và hướng phát triển của nhà hàng mà chi phí trang trí nội thất có thể thay đổi. Điều quan trọng là chất lượng nội thất cần được ưu tiên để tránh phát sinh chi phí sửa chữa và thay thế. Đặc biệt, việc hỏng hóc nội thất trong quá trình sử dụng có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

Chi phí mua trang thiết bị nhà hàng

Các vật dụng, thiết bị trong nhà hàng như: tủ đông, bát đũa, xoong chảo, bếp, quầy bar, máy pha chế,… đều cần được chọn lựa từ các thương hiệu uy tín với chất lượng và độ bền cao để đảm bảo tiết kiệm chi phí trong dài hạn. Khi mua sắm, bạn nên tính toán số lượng một cách cẩn thận, tránh việc mua quá mức gây lãng phí và tăng thêm chi phí bảo quản và lưu trữ. Các khu vực chính cần mua thiết bị, dụng cụ bao gồm:

Khu vực phục vụ khách hàng

Những vật dụng, trang thiết bị khu vực khách hàng cần được đầu tư kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm trong quá trình sử dụng dịch vụ của khách hàng. Một số hạng mục chi phí có thể kể đến như:

Vật dụng

Giá

Quạt, điều hòa

1 – 10 triệu VNĐ/thiết bị

Hộp đựng bát đũa, giấy ăn và gia vị

2 – 3 triệu VNĐ, tùy số lượng

Rèm cửa, thảm lau chân

3 – 4 triệu VNĐ, tùy số lượng

Khăn trải bàn

1 – 10 triệu VNĐ, tùy số lượng

Tổng chi phí đầu tư thiết bị, vật dụng cho khu vực khách hàng khoảng 7 – 27 triệu VNĐ. Ngoài ra, có thể phát sinh một số chi phí khác như: bình hoa, hoa trang trí, khăn lạnh,… Điều này tùy vào nhu cầu và hướng phát triển nhà hàng của bạn. 

Chi phí vật dụng cho khu vực khách hàng cần được đầu tư kỹ lưỡng 
Chi phí vật dụng cho khu vực khách hàng cần được đầu tư kỹ lưỡng

Khu vực bếp

Khu vực bếp đóng góp một phần quan trọng vào ngân sách của chủ đầu tư, đặc biệt khi cần trang bị các thiết bị điện tử hiện đại và dụng cụ nấu nướng chuyên dụng để tối ưu hóa tốc độ bán hàng. Dưới đây là một số vật dụng cơ bản và chi phí ước lượng cho khu vực bếp:

Vật dụng

Giá

Tủ đông, tủ lạnh

50 – 70 triệu VNĐ, tùy số lượng

Tủ đựng bát đũa, xoong nồi

10 – 20 triệu VNĐ, tùy số lượng

Bát đũa, xoong nồi, vật dụng nấu nướng

20 – 30 triệu VNĐ, tùy số lượng

Hệ thống hút mùi, làm mát

20 triệu VNĐ

Bếp gas, bếp điện

20 triệu VNĐ, tùy số lượng

Tổng chi phí chỉ cho khu vực bếp có thể lên đến khoảng 150 triệu đồng. Trước khi đầu tư, bạn nên liệt kê toàn bộ dụng cụ cùng đồ dùng cần mua để xác định số lượng, tìm nơi mua với giá tốt và lựa chọn thương hiệu phù hợp.

Chi phí vật dụng cho khu vực bếp khá cao để đảm bảo tiêu chuẩn

Chi phí sử dụng phần mềm quản lý

Phần mềm quản lý nhà hàng được thiết kế chuyên dụng với nhiều tiện ích như: giúp quản lý doanh thu, tài chính và nguyên vật liệu từ xa mà không cần phải tại quán. Hơn nữa, khách hàng có thể đặt hàng ngay tại bàn thông qua mã QR hoặc nhân viên phục vụ có thể tiếp nhận đơn hàng qua thiết bị điện tử. Chi phí cho phần mềm quản lý nhà hàng thường dao động từ 170.000 đến 250.000 VNĐ/tháng.

Chi phí cho các phần mềm quản lý giúp nhà quản trị tiết kiệm thời gian
Chi phí cho các phần mềm quản lý giúp nhà quản trị tiết kiệm thời gian

Chi phí mua nguyên vật liệu

Yếu tố quan trọng để giữ chân khách hàng chính là chất lượng của món ăn. Do đó, việc sử dụng các nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là rất quan trọng. Thông thường, chi phí nguyên vật liệu trong giai đoạn đầu sẽ dao động từ 10 đến 20 triệu VNĐ. 

Để tiết kiệm chi phí, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu thì việc lựa chọn nhà cung cấp là rất quan trọng. Nếu bạn vẫn chưa tìm được đơn vị uy tín thì Kamereo là lựa chọn đáng để cân nhắc. Hiện chúng tôi đang cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho nhiều nhà hàng lớn tại khu vực TPHCM và Bình Dương như: Pizza 4P’s, Lay Haye Kitchen & Bar, Lilliput Diamond,…

Bên cạnh đó, Kamereo sở hữu giao diện website và ứng dụng đặt hàng trực quan, hỗ trợ bạn dễ dàng tìm thấy sản phẩm mong muốn. Tất cả nguồn hàng đều được phân phối chính hãng, đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP và có chứng nhận an toàn thực phẩm. Do đó, bạn có thể an tâm để chế biến những món ăn và đồ uống với chất lượng tốt nhất.

Hiện Kamereo đang có nhiều ưu đãi về giá cho các sản phẩm HOT, bạn có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY. Với các đơn hàng có giá trị trên 400.000 VNĐ còn được hỗ trợ giao hàng. Bạn có thể liên hệ với Kamereo qua hotline 0812 46 37 27 để được huyên viên tư vấn hỗ trợ nhé!

Xem thêm: Giới thiệu về Kamereo 

Chi phí mua nguyên vật liệu là bắt buộc khi mở nhà hàng
Chi phí mua nguyên vật liệu là bắt buộc khi mở nhà hàng

Chi phí cho hoạt động Marketing

Nhiều chủ nhà hàng còn chưa đánh giá cao hoạt động Marketing do chi phí xây dựng ban đầu thường khá lớn. Tuy nhiên, đây là phương pháp hiệu quả giúp quảng bá hình ảnh nhà hàng đến với khách hàng. Việc liệt kê và tính toán cụ thể cho các mục quảng cáo, in ấn tờ rơi, thiết kế băng rôn,… là quan trọng để phân bổ ngân sách một cách hợp lý. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch đã triển khai. Điều này giúp bạn có thể kịp thời điều chỉnh chiến lược theo từng giai đoạn, đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả trong chiến dịch quảng cáo của mình. Thông thường, tổng số tiền cho hoạt động tiếp thị nhà hàng giai đoạn đầu dao động từ 25 đến 100 triệu VNĐ. Các hoạt Marketing sau đó thường chiếm khoảng 6 – 15% doanh thu tùy theo nhu cầu và chiến lược của bạn.

Chi phí Marketing giúp nhiều khách hàng có thể biết đến nhà hàng
Chi phí Marketing giúp nhiều khách hàng có thể biết đến nhà hàng

Chi phí cho nhân sự nhà hàng

Thông thường, chi phí nhân sự ban đầu thường bao gồm: chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Mức chi phí này cho một nhân viên phục vụ khoảng 1 triệu VNĐ, đối với đầu bếp hoặc bếp trưởng, chi phí có thể lên đến 3 triệu VNĐ/người. Bên cạnh đó, bạn cũng cần dự trù chi phí lương thưởng cho nhân sự dựa trên quy mô và các quy định của Luật Lao động. Chi phí trung bình cho một nhân viên sẽ vào khoảng 5 triệu VNĐ/tháng, tăng dần dựa trên cấp bậc và vai trò trong nhà hàng.

Chi phí nhân sự dựa trên quy mô của nhà hàng
Chi phí nhân sự dựa trên quy mô của nhà hàng

Các loại chi phí khác

Những chi phí này liên quan trực tiếp đến hoạt động của nhà hàng như: tiền điện, nước, chi phí vệ sinh, an ninh khu vực,… Do đó, tùy thuộc vào quy mô và cách vận hành mà việc xác định cụ thể những loại chi phí này từ đầu là khá khó khăn.

Để có con số ước lượng gần đúng, bạn nên tham khảo từ các nhà hàng có quy mô tương tự. Thông thường, tổng chi phí phát sinh mỗi tháng có thể dao động trong khoảng 10 – 15 triệu VNĐ.

Chi phí sử dụng nước hàng tháng được tính vào nhóm chi phí khác
Chi phí sử dụng nước hàng tháng được tính vào nhóm chi phí khác

Xem thêm:

Vậy, mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu tiền? Tổng ngân sách cần thiết để mở một nhà hàng thường dao động từ 500 đến 800 triệu VNĐ. Đây là một con số không nhỏ, vì vậy, việc phân bổ ngân sách một cách hợp lý là rất quan trọng. Bạn hãy lập một kế hoạch kinh doanh chi tiết để kiểm soát các khoản đầu tư, nhận biết khoản nào mang lại hiệu quả và nơi nào cần điều chỉnh. Đừng quên theo dõi chuyên mục Bí quyết kinh doanh để có nhiều thông tin hữu ích nhé!

0/5 - (0 vote)
Nguyễn Đức Thạnh

Nguyễn Đức Thạnh

Thạnh là một chuyên gia sáng tạo nội dung với nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt, anh thường xuyên chia sẻ các nội dung chuyên sâu về kinh doanh, ẩm thực, công nghệ, đời sống qua cái nhìn độc đáo và gần gũi. Hãy theo dõi Thạnh để cùng bước vào hành trình khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!View Author posts

Nếu bạn có ý kiến/ gợi ý khác, hãy cho Kamereo biết nhé: