Chuyển tới nội dung
Trang chủ > Blog > Kinh nghiệm kinh doanh > Mẫu hợp đồng cung cấp thực phẩm mới nhất 2024 cho công ty

Mẫu hợp đồng cung cấp thực phẩm mới nhất 2024 cho công ty

Mẫu hợp đồng cung cấp thực phẩm

Dựa trên mẫu hợp đồng cung cấp thực phẩm, hai bên có thể bổ sung một số điều khoản để đạt được thỏa thuận cuối cùng theo đúng các quy định của Pháp luật. Do đó, Kamereo xin chia sẻ mẫu hợp đồng mua bán thực phẩm mới nhất 2024. Bạn có thể dễ dàng tải về và chỉnh sửa phù hợp với điều kiện kinh doanh.

Table of Contents

  1. Hợp đồng cung cấp thực phẩm là gì?
  2. Một số mẫu hợp đồng cung cấp thực phẩm mới nhất 2024
  3. Tại sao phải có hợp đồng mua bán thực phẩm?
  4. Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng cung cấp thực phẩm
    1. Hình thức hợp đồng
    2. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
    3. Điều khoản về giá
    4. Điều khoản về giải quyết tranh chấp
  5. Một số câu hỏi thường gặp

Hợp đồng cung cấp thực phẩm là gì?

Theo Điều 285, Bộ luật Dân sự 2005 số 33/2005/QH11, hợp đồng là một biểu hiện của sự thoả thuận giữa các bên về việc thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của họ. Trong trường hợp hợp đồng cung cấp thực phẩm cho công ty. Đây là một thỏa thuận giữa Bên Bán cam kết cung cấp thực phẩm. Và Bên Mua sẽ cam kết thanh toán để trở thành chủ sở hữu của thực phẩm đó. 

Hợp đồng mua bán thực phẩm là thỏa thuận có giá trị pháp lý
Hợp đồng mua bán thực phẩm là thỏa thuận có giá trị pháp lý

Dựa trên hợp đồng cung cấp thực phẩm, các bên được phép ký kết thêm các tài liệu bổ sung khác. Những tài liệu này để điều chỉnh quá trình mua bán theo từng giai đoạn hoặc tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể.

Một số mẫu hợp đồng cung cấp thực phẩm mới nhất 2024

Hiện nay, có rất nhiều hợp đồng cung cấp thực phẩm khác nhau cho công ty. Bạn có thể tham khảo một số mẫu sao đây để lựa chọn hợp đồng phù hợp với hoạt động kinh doanh và thỏa thuận của hai bên:

Tại sao phải có hợp đồng mua bán thực phẩm?

Thực phẩm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể nên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Vì thế, hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải tuân theo sự quản lý và giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước. 

Quả trình quản lý này bao gồm: cấp phép, kiểm tra định kỳ và đột xuất. Đặc biệt, công việc luôn tuân thủ một trong những nguyên tắc quan trọng là truy xuất nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm.

Do đó, hợp đồng mua bán thực phẩm đóng vai trò quan trọng với các góc độ sau đây:

  • Giúp giảm rủi ro và tranh chấp giữa bên bán và bên mua. Bởi vì các vấn đề về chất lượng và an toàn thực phẩm thường xuyên xảy ra nên hợp đồng là rất cần thiết để giải quyết tranh chấp.
  • Hợp đồng mua bán thực phẩm là công cụ quan trọng để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nhà bán lẻ, cửa hàng, siêu thị… 
  • Đây là một trong những điều kiện cần để cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. 
Hợp đồng cung cấp thực phẩm là căn cứ cho hai bên khi có tranh chấp
Hợp đồng cung cấp thực phẩm là căn cứ cho hai bên khi có tranh chấp

Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng cung cấp thực phẩm

Trong quá trình soạn thảo hợp đồng mua bán mặt hàng thực phẩm, bạn sẽ cần lưu ý một số vấn đề để đảm bảo quyền lợi cho mình. Dưới đây là một số nội dung cần quan tâm:

Hình thức hợp đồng

Các bên có quyền lựa chọn hình thức của hợp đồng bằng lời nói, văn bản,… Trừ một số trường hợp có quy định theo luật chuyên ngành. Lúc này, bạn bắt buộc phải soạn thảo hợp đồng phải theo một hình thức cụ thể.

Trong các trường hợp mà quy định pháp luật yêu cầu việc lập hợp đồng bằng văn bản, bắt buộc có công chứng/chứng thực, cần đăng ký hoặc xin phép, doanh nghiệp phải tuân theo các quy định đó. Theo đó, các điều kiện này là bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực.

Hình thức hợp đồng được quyết định dựa trên hai bên
Hình thức hợp đồng được quyết định dựa trên hai bên

Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Nguyên tắc cơ bản trong việc soạn thảo hợp đồng cung cấp thực phẩm là các bên tự nguyện, tự do và bình đẳng thỏa thuận nội dung cần được tuân theo. Tuy nhiên, các thỏa thuận phải tuân thủ quy định của Pháp luật và không ảnh hưởng đến đạo đức xã hội.’

Diễn giải:

  • Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật mà không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi cụ thể.
  • Đạo đức xã hội là các chuẩn mực ứng xử chung được công nhận và tôn trọng trong xã hội.

Đối tượng của hợp đồng phải là hàng hóa mà pháp luật không cấm và không vi phạm đạo đức xã hội. Đặc biệt, các bên tham gia ký kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự được định nghĩa tại Điều 19, Bộ luật Dân sự 2005 số 33/2005/QH11.

Điều khoản về giá

Trong quá trình thỏa thuận về giá cả, các bên cần đề cập đến các yếu tố như: đơn giá, tổng giá trị và đơn vị tiền tệ thanh toán. Bên cạnh đó, đơn giá có thể xác định giá cố định hoặc sử dụng cách tính giá cụ thể. Thông thường, mức giá có thể thay đổi theo biến động của thị trường hoặc phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến giá của sản phẩm.

Các bên cần đề cập vấn đề về giá trong hợp đồng
Các bên cần đề cập vấn đề về giá trong hợp đồng

Điều khoản về giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thương mại, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn giữa việc đưa tranh chấp đến Tòa án hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết. Trong đó, Trọng tài thương mại chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi có sự thỏa thuận về trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi có tranh chấp phát sinh.

Tuy nhiên, có những tình huống mà tranh chấp chỉ có thể được giải quyết thông qua Tòa án và Trọng tài thương mại không có thẩm quyền giải quyết.

Trong trường hợp các hợp đồng thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài, quan tâm đến các quy định pháp luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp là rất quan trọng.

Một số câu hỏi thường gặp

Những câu hỏi phổ biến về hợp đồng cung cấp thực phẩm tươi sống:

Xử lý khi vi phạm hợp đồng cung cấp thực phẩm như thế nào?

Ưu tiên giải quyết mọi vi phạm thông qua thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu không có thỏa thuận, sẽ tuân theo quy định của luật chuyên ngành và các quy định liên quan.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn cho cơ sở kinh doanh thực phẩm?

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm.

Làm thế nào khi kinh doanh thực phẩm không đủ điều kiện?

Căn cứ vào Nghị định số 115/2018/NĐ-CP, việc kinh doanh thực phẩm không đủ điều kiện sẽ bị xử phạt theo các mức xử phạt được quy định cụ thể cho từng hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.

Xem thêm:

Trên đây là mẫu hợp đồng cung cấp thực phẩm mới nhất 2024 được tổng hợp từ các trang luật uy tín trong nước. Hy vọng bài viết giúp bạn có những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi chuyên mục Bí quyết kinh doanh của Kamereo để có nắm bắt những thông tin mới nhất trên thị trường.

5/5 - (3 vote)
Nguyễn Đức Thạnh

Nguyễn Đức Thạnh

Thạnh là một chuyên gia sáng tạo nội dung với nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt, anh thường xuyên chia sẻ các nội dung chuyên sâu về kinh doanh, ẩm thực, công nghệ, đời sống qua cái nhìn độc đáo và gần gũi. Hãy theo dõi Thạnh để cùng bước vào hành trình khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!View Author posts

Nếu bạn có ý kiến/ gợi ý khác, hãy cho Kamereo biết nhé: