Chuyển tới nội dung
Trang chủ > Blog > Kinh nghiệm kinh doanh > MT là gì? Sự khác biệt giữa kênh MT với kênh TT và GT

MT là gì? Sự khác biệt giữa kênh MT với kênh TT và GT

Kênh bán hàng MT là một trong những hình thức thương mại đang được phát triển hiện nay, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Vậy, MT là gì và có sự khác biệt như thế nào so với các kênh truyền thống. Cùng Kamereo tìm hiểu chi tiết các thông tin này trong bài viết sau đây nhé!

Table of Contents

  1. Kênh MT là gì?
  2. Các loại hình tham gia thương mại hiện đại
  3. Ưu, nhược điểm của kênh MT 
    1. Ưu điểm
    2. Nhược điểm
  4. Phân biệt kênh MT và kênh TT
    1. TT là gì?
    2. Sự khác biệt giữa MT và TT là gì?
  5. Phân biệt kênh MT và kênh GT
    1. GT là gì?
    2. Sự khác biệt giữa MT và GT
  6. Những lưu ý gì khi muốn phát triển kênh MT?
    1. Áp dụng Main Shelf – chiến thuật quầy kệ chính
    2. Hiểu rõ sản phẩm trên thị trường
    3. Thử sử dụng Secondary Shelf – chiến thuật kệ thứ cấp 
    4. Tạo sự tương tác với khách hàng
    5. Kết hợp với digital
  7. Kết luận

Kênh MT là gì?

MT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Modern Trade. Thuật ngữ này có thể được hiểu đơn giản là hình thức thương mại hiện đại hoặc kênh phân phối bán hàng theo hướng hiện đại.

Kênh bán hàng MT xuất hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ. Thế mạnh của hình thức này là mang đến nguồn lợi nhuận cao hơn nhờ tối ưu hóa số lượng nguồn hàng cung cấp cho khách hàng. Do đó, kênh MT được phát triển rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Nhìn chung, những nhà phân phối thuộc kênh thương mại MT được quản lý chuyên nghiệp. Bắt đầu từ quá trình kiểm kê hàng hóa, quản lý mua bán đến việc duy trì chuỗi cung ứng.

MT là gì có thể được hiểu đơn giản là hình thức thương mại hiện đại
MT là gì có thể được hiểu đơn giản là hình thức thương mại hiện đại

Các loại hình tham gia thương mại hiện đại

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm Modern Trade là gì. chúng ta hãy các loại hình nào tham gia kênh MT bên dưới:

  • Hypermarket (Đại siêu thị): Đây là một loại hình bán lẻ kết hợp giữa siêu thị và các cửa hàng bách hóa. Đại siêu thị thường có diện tích từ 5.000 đến 15.000 m², với sức chứa lên đến hơn 200.000 sản phẩm từ các thương hiệu và nhãn hàng khác nhau. Ví dụ: Aeon, Lotte,…
  • Supermarket (Siêu thị): Một loại hình cửa hàng bán lẻ tự phục vụ, cung cấp nhiều loại thực phẩm, đồ uống và sản phẩm gia dụng. Siêu thị thường có diện tích từ 1.000 đến 5.000 m², với sức chứa lên đến hơn 100.000 sản phẩm Ví dụ: Co.opmart, Mega Market (MM),…
  • Convenience Store (Cửa hàng tiện lợi): Loại hình cửa hàng bán lẻ nhỏ, cung cấp các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, đồ ăn nhẹ, đồ vệ sinh cá nhân,… thiết yếu hàng ngày. Cửa hàng tiện lợi thường có diện tích từ 100 đến 500 m², với sức chứa lên đến hơn 10.000 sản phẩm. Ví dụ: MINISTOP, Circle K,…
  • E-Commerce (Thương mại điện tử): Là những kênh giao dịch thương mại được thực hiện qua internet. Ví dụ: Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop,…
Các loại hình tham gia kênh MT phổ biến hiện nay
Các loại hình tham gia kênh MT phổ biến hiện nay

Ưu, nhược điểm của kênh MT

Bên cạnh khái niệm MT là gì, bạn cũng có thể hiểu rõ về hình thức thương mại này qua những ưu và nhược điểm sau đây:

Ưu điểm

  • Doanh nghiệp, cùng với nhà sản xuất có khả năng quản lý trực tiếp các loại hàng hóa và sản phẩm. Đồng thời, bạn cũng dễ dàng nhận diện và tiếp cận khách hàng mục tiêu.
  • Các phương tiện thương mại điện tử có thể tận dụng các kênh và địa điểm bán lẻ chuyên biệt với các thương hiệu độc lập.

Nhược điểm

  • Kênh MT là một lĩnh vực khá mới, ít người kinh nghiệm đủ nhiều để áp dụng hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến việc mất nhiều thời gian và nguồn lực tài chính cho các chiến lược tiếp thị.
  • Các thành viên tham gia vào kênh thương mại hiện đại thường tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn và có sự phân bố không đồng đều.

Phân biệt kênh MT và kênh TT

Kênh MT được xem là sự đối lập của kênh TT. Do đó, cả hai kênh có khá nhiều điểm khác biệt. Bạn có thể tham khảo chi tiết sự khác biệt bên dưới:

TT là gì?

TT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Traditional Trade, có nghĩa là thương mại truyền thống. Hình thức này chủ yếu dựa trên mạng lưới phân phối mở rộng bao gồm: các nhà bán lẻ, đại lý, nhà bán buôn và nhà phân phối.

Kênh TT là hình thức thương mại truyền thống

Thương mại truyền thống được xây dựng trên mối quan hệ giữa các cá nhân, khách hàng và nhà bán lẻ. Hệ thống thương mại này thường thiếu tổ chức hơn so với thương mại hiện đại và có nguy cơ hết hàng cao. Do đó, khả năng thúc đẩy các sản phẩm thay thế cho khách hàng cũng hạn chế hơn.

Sự khác biệt giữa MT và TT là gì?

Sự khác biệt chính giữa thương mại truyền thống (TT) và thương mại hiện đại (MT) có thể được thấy rõ qua các điểm sau đây:

Đặc điểm

MT

TT

Mô hình bán hàng

Bán hàng tự phục vụ, sử dụng công nghệ thông tin

Bán hàng trực tiếp, sử dụng các kênh phân phối truyền thống

Quy mô

Chuỗi cửa hàng lớn

Cửa hàng nhỏ lẻ

Hệ thống quản lý

Có tính chất tập trung hàng hóa tại một địa điểm, quản lý chuyên nghiệp

Tự phát

Sản phẩm

Đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng

Giới hạn, chủ yếu là các sản phẩm thiết yếu

Giá cả

Tương đối cao

Tương đối thấp

Diễn ra

Mọi nơi

Tại cửa hàng

Tiện ích cho khách hàng

Đa dạng, như thanh toán đa dạng, dịch vụ giao hàng tận nơi,…

Hạn chế

Mặc dù kênh MT có nhiều lợi thế hơn, nhưng kênh TT mang lại sự tiện lợi về địa điểm và giá cả. Do đó, dù Mt có ngày càng phát triển lớn mạnh thì hình thức thương mại truyền thống vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển song hành.

Phân biệt kênh MT và kênh GT

Một hình thức thương mại cũng được nhắc đến khá nhiều đó là kênh GT. Đây là một hình thức cung cấp hàng hóa truyền thống. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo nội dung sau:

GT là gì?

GT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh General Trade. Thuật ngữ này thường được biết đến là kênh phân phối hàng hóa truyền thống. Theo đó, đây là kênh phân phối phối biến nhất tại Việt Nam để các doanh nghiệp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Kênh GT là hình thức phân phối hàng hóa truyền thống

Trong kênh GT, hàng hóa được phân phối qua nhiều đơn vị khác nhau bao gồm: đại lý bản sỉ, đại lý bán lẻ,… Do đó, giá cả có sự chênh lệch giữa các bên dựa trên vị trí xuất hiện trong kênh.

Sự khác biệt giữa MT và GT

Đặc điểm

MT

GT

Mô hình bán hàng

Bán hàng tự phục vụ, sử dụng công nghệ thông tin

Bán hàng trực tiếp, sử dụng các kênh phân phối truyền thống

Quy mô

Chuỗi cửa hàng lớn

Cửa hàng nhỏ lẻ

Tính chất hệ thống

Có tính chất tập trung hàng hóa tại một địa điểm, quản lý chuyên nghiệp

Hàng hóa được phân phối theo cấp bậc.

Sản phẩm

Đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng

Giới hạn, chủ yếu là các sản phẩm thiết yếu

Giá cả

Tương đối cao

Tương đối thấp

Tiện ích cho khách hàng

Đa dạng, như thanh toán đa dạng, dịch vụ giao hàng tận nơi,…

Hạn chế ở một số yêu cầu tiêu chuẩn

Có thể dễ dàng nhận thấy kênh GT có nhiều nét tương đồng với kênh TT, nhưng quy mô lớn hơn. Bên cạnh đó, nhà sản xuất trong kênh GT phải phụ thuộc vào kênh phân phối để có thể tiếp cận khách hàng. Còn kênh MT có thể rút ngắn quá trình này. Do đó, chi phí vận hành hình thức thương mại hiện đại sẽ cao hơn, dẫn đến giá bán tăng.

Những lưu ý gì khi muốn phát triển kênh MT?

Nếu bạn đang muốn phát triển bán hàng theo hình thức thương mại hiện đại phải có một kế hoạch rõ ràng. Dưới đây là những lưu ý mà bạn có thể tham khảo:

Áp dụng Main Shelf – chiến thuật quầy kệ chính

Đa số các doanh nghiệp đều mong muốn trưng bày sản phẩm của mình vào vị trí nổi bật trên kệ để thu hút sự chú ý của khách hàng. Do đó, việc xác định vị trí quầy chính của thương hiệu trong hệ thống siêu thị rất quan trọng. 

Bạn cần có cách trưng bày sản phẩm bắt mắt ngay trên kệ chính
Bạn cần có cách trưng bày sản phẩm bắt mắt ngay trên kệ chính

Đây là một chiến lược giúp sản phẩm của bạn nổi bật và cạnh tranh hiệu quả hơn so với các đối thủ khác. Đồng thời giúp người tiêu dùng có thể lấy sản phẩm một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Xem thêm: Tổng hợp 11 Cách trưng bày sản phẩm bắt mắt, thu hút khách hàng

Hiểu rõ sản phẩm trên thị trường

Một thông tin quan trọng khác mà bạn cần nắm vững là vị trí của sản phẩm trong thị trường. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển những chiến lược kinh doanh và tiếp thị phù hợp với từng sản phẩm, từ đó tối ưu hóa hiệu suất doanh thu.

Thử sử dụng Secondary Shelf – chiến thuật kệ thứ cấp

Nhiều doanh nghiệp áp dụng chiến lược kệ thứ cấp với hy vọng mang lại hiệu quả kinh doanh tích cực. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp tạm thời và đòi hỏi mức đầu tư khá lớn. Để thành công với chiến lược này, quan trọng nhất là bạn cần đảm bảo rằng sản phẩm của mình thu hút sự chú ý và tạo sự quan tâm từ phía người mua sắm.

Chiến thuật kệ thứ cấp của nhãn hàng Chinsu
Chiến thuật kệ thứ cấp của nhãn hàng Chinsu

Tạo sự tương tác với khách hàng

Tận dụng kênh thương mại hiện đại để mở gian hàng tại các siêu thị lớn là một cách hiệu quả để tăng cường tương tác với khách hàng. Đồng thời, để đạt được sự thành công, bạn cũng cần có những kỹ năng đàm phán và chiến lược cụ thể. 

Những yếu tố kể trên sẽ giúp đưa sản phẩm của bạn đến tay khách hàng nhanh chóng. Từ đó tạo ra chiến dịch bán hàng hiệu quả và gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Kết hợp với digital

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc tiếp cận thương hiệu không chỉ thông qua các kênh trực tiếp. Theo đó, bạn còn có thể thông qua các kênh trực tuyến. Sự tích hợp linh hoạt với các kênh kỹ thuật số sẽ tạo ra trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa. Điều này giúp doanh nghiệp gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Bạn có thể sử dụng bảng quảng cáo LED trong các cửa hàng tiện lợi

Xem thêm:

Kết luận

Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn giải đáp MT là gì. Mặc dù đây là một hình thức thương mại đang rất phát triển, nhưng cũng tốn khá nhiều chi phí. Do đó, bạn vẫn có thể tham khảo thêm các hình thức khác để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình. Đừng quên theo dõi chuyên mục Bí quyết kinh doanh để biết những thông tin hữu ích nhé!

Hiện tại, Kamereo đang cung cấp nhiều sản phẩm rau củ quả, thịt, hải sản, đồ uống, gia vị và nhiều thực phẩm khác cho các cửa hàng, nhà hàng, siêu thị,… Nếu bạn có nhu cầu nhập hàng với số lượng lớn theo thời gian cố định hãy nhanh chóng liên hệ với Kamereo để được nhân viên tư vấn hỗ trợ.

Thông tin liên hệ

5/5 - (1 vote)
Nguyễn Đức Thạnh

Nguyễn Đức Thạnh

Thạnh là một chuyên gia sáng tạo nội dung với nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt, anh thường xuyên chia sẻ các nội dung chuyên sâu về kinh doanh, ẩm thực, công nghệ, đời sống qua cái nhìn độc đáo và gần gũi. Hãy theo dõi Thạnh để cùng bước vào hành trình khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!View Author posts

Nếu bạn có ý kiến/ gợi ý khác, hãy cho Kamereo biết nhé: