Quản lý công việc trong nhà hàng đòi hỏi sự tỉ mỉ và quy chuẩn để đảm bảo dịch vụ luôn đạt chất lượng cao. Tuy nhiên, với hàng loạt công việc từ chuẩn bị nguyên liệu, phục vụ khách hàng đến dọn dẹp, việc sót nhiệm vụ là điều khó tránh khỏi. Checklist công việc nhà hàng sẽ là công cụ đắc lực giúp bạn tổ chức quy trình hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và hạn chế sai sót. Hãy khám phá ngay mẫu checklist chi tiết trong bài viết này để vận hành nhà hàng của bạn trơn tru và chuyên nghiệp hơn!
Tại sao nhà hàng cần có checklist công việc?
Checklist công việc là công cụ quan trọng đối với các nhà hàng nhằm giúp quy trình hoạt động trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số lý do mà các nhà hàng cần có các mẫu này:
- Đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ: Checklist giúp nhân viên tuân thủ các quy trình và tiêu chuẩn mà nhà hàng đề ra từ việc chuẩn bị nguyên liệu, kiểm tra vệ sinh đến phục vụ khách hàng. Điều này đảm bảo chất lượng dịch vụ đồng đều và nhất quán.
- Tăng cường hiệu quả làm việc: Bằng cách phân chia các công việc cụ thể vào từng thời điểm trong ngày, nhân viên có thể làm việc hiệu quả hơn, tránh lãng phí thời gian và đảm bảo rằng các công việc thiết yếu được thực hiện đúng thời gian.
- Giảm thiểu sai sót: Hỗ trợ ghi nhớ các công việc nhỏ nhưng quan trọng (kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh, vệ sinh dụng cụ hay sắp xếp bàn ghế). Điều này giúp giảm thiểu sai sót và hạn chế rủi ro.
- Dễ dàng quản lý và đào tạo: Khi có checklist, nhà quản lý có thể dễ dàng giám sát quá trình làm việc của nhân viên, phát hiện những điểm cần cải thiện. Ngoài ra, đây cũng là công cụ hữu ích để đào tạo nhân viên mới, giúp họ làm quen với công việc nhanh hơn.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Một nhà hàng có quy trình làm việc chuyên nghiệp sẽ mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng từ chất lượng món ăn đến tốc độ phục vụ. Điều này góp phần giữ chân khách hàng và tạo uy tín cho thương hiệu.
Checklist công việc đóng vai trò như một bản hướng dẫn chi tiết, đảm bảo rằng tất cả các công việc được hoàn thành đúng thời gian và đạt chất lượng cao, từ đó tối ưu hóa hoạt động và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn cho nhà hàng.
Mẫu checklist công việc nhà hàng hàng ngày
Mẫu checklist công việc bộ phận bếp nhà hàng
Thời gian | Công việc | Người phụ trách | Đã hoàn thành | Ghi chú |
Đầu ca |
Kiểm tra hạn sử dụng nguyên liệu |
Bếp trưởng | ||
Vệ sinh khu vực làm việc |
Tổ vệ sinh | |||
Chuẩn bị dụng cụ |
Tổ chuẩn bị | |||
Báo cáo tình hình |
Bếp trưởng | |||
Trong ca |
Thực hiện đơn hàng |
Toàn bộ nhân viên bếp | ||
Vệ sinh liên tục |
Tổ vệ sinh | |||
Kiểm soát chất lượng |
Bếp trưởng, bếp chính | |||
Hỗ trợ các bộ phận khác |
Toàn bộ nhân viên bếp | |||
Cuối ca |
Vệ sinh tổng thể |
Tổ vệ sinh | ||
Kiểm kê nguyên liệu |
Bếp trưởng | |||
Chuẩn bị cho ca tiếp theo |
Bếp trưởng | |||
Kiểm tra thiết bị |
Kỹ thuật viên (nếu có) |
Mẫu checklist công việc bộ phận bar nhà hàng
Thời gian | Công việc | Người phụ trách | Đã hoàn thành | Ghi chú |
Đầu ca |
Kiểm tra tồn kho rượu, bia, nước ngọt |
Bartender chính | ||
Kiểm tra các loại ly, cốc, dụng cụ pha chế |
Bartender phụ | |||
Vệ sinh quầy bar, máy pha chế |
Tổ vệ sinh | |||
Chuẩn bị đá, trái cây tươi |
Bartender phụ | |||
Báo cáo tình hình tồn kho |
Bartender chính | |||
Trong ca |
Pha chế đồ uống theo yêu cầu |
Toàn bộ bartender | ||
Vệ sinh ly cốc sau khi sử dụng |
Bartender phụ | |||
Kiểm tra chất lượng đồ uống |
Bartender chính | |||
Hỗ trợ phục vụ |
Bartender phụ | |||
Cuối ca |
Rửa sạch toàn bộ dụng cụ pha chế |
Tổ vệ sinh | ||
Kiểm kê lại tồn kho |
Bartender chính | |||
Vệ sinh máy pha chế |
Kỹ thuật viên (nếu có) | |||
Chuẩn bị nguyên liệu cho ca tiếp theo |
Bartender chính |
Mẫu checklist công việc bộ phận thu ngân nhà hàng
Thời gian | Công việc | Người phụ trách | Đã hoàn thành | Ghi chú |
Đầu ca |
Kiểm tra máy tính tiền, máy POS |
Thu ngân chính | ||
Kiểm tra số tiền mặt trong két |
Thu ngân chính | |||
Kiểm tra các loại phiếu giảm giá, voucher |
Thu ngân phụ | |||
Chuẩn bị tiền lẻ, hóa đơn |
Thu ngân phụ | |||
Báo cáo tình hình tiền mặt cuối ca trước |
Thu ngân chính | |||
Trong ca |
Tiếp nhận hóa đơn từ phục vụ |
Toàn bộ thu ngân | ||
Kiểm tra lại thông tin trên hóa đơn |
Thu ngân chính | |||
Thanh toán cho khách hàng |
Toàn bộ thu ngân | |||
Xuất hóa đơn, phiếu thu |
Toàn bộ thu ngân | |||
Giải quyết các vấn đề phát sinh |
Thu ngân chính | |||
Cuối ca |
Đóng máy tính tiền, đối chiếu số liệu |
Thu ngân chính | ||
Kiểm kê lại tiền mặt |
Thu ngân chính, quản lý | |||
Lưu trữ hóa đơn, phiếu thu |
Thu ngân phụ | |||
Báo cáo doanh thu |
Thu ngân chính |
Mẫu checklist nhân viên phục vụ và tiếp thực nhà hàng
Thời gian | Công việc | Đã hoàn thành | Ghi chú |
Đầu ca |
Kiểm tra đồng phục, giày dép | ||
Kiểm tra dụng cụ làm việc (bút, sổ order, khay…) | |||
Tìm hiểu về menu mới, khuyến mãi | |||
Chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho bàn ăn | |||
Kiểm tra khu vực làm việc (bàn ghế, sàn nhà) | |||
Trong ca |
Chào đón khách, hướng dẫn khách đến bàn | ||
Trình bày menu, tư vấn món ăn | |||
Nhận order, ghi rõ ràng vào sổ order | |||
Kiểm tra lại order với bếp | |||
Phục vụ đồ ăn, thức uống đúng theo order | |||
Theo dõi khách hàng trong suốt quá trình dùng bữa | |||
Dọn dẹp bàn ăn sau khi khách ra về | |||
Thanh toán hóa đơn cho khách | |||
Cuối ca |
Vệ sinh khu vực làm việc | ||
Kiểm tra lại bàn ghế, dụng cụ | |||
Báo cáo tình hình làm việc cho quản lý |
Mẫu checklist công việc cho quản lý ca nhà hàng
Thời gian | Công việc | Đã hoàn thành | Ghi chú |
Đầu ca |
Kiểm tra lịch làm việc của nhân viên | ||
Kiểm tra số lượng nguyên liệu, đồ dùng | |||
Kiểm tra tình trạng thiết bị, máy móc | |||
Phân công công việc cho nhân viên | |||
Họp giao ban với các bộ phận | |||
Trong ca |
Giám sát công việc của nhân viên | ||
Giải quyết các vấn đề phát sinh | |||
Kiểm tra chất lượng món ăn, đồ uống | |||
Kiểm tra vệ sinh nhà hàng | |||
Tiếp nhận phản hồi của khách hàng | |||
Cuối ca |
Kiểm kê tiền mặt, doanh thu | ||
Kiểm tra lại các thiết bị, máy móc | |||
Báo cáo tình hình làm việc cho quản lý cao cấp | |||
Lên kế hoạch cho ca làm việc tiếp theo |
Mẫu checklist công việc dành cho phòng tài chính
Thời gian | Công việc | Người phụ trách | Trạng thái | Ghi chú |
Hàng ngày |
Kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng |
Kế toán | ||
Xử lý hóa đơn, chứng từ |
Kế toán | |||
Thanh toán các khoản phải trả |
Kế toán | |||
Nhập liệu dữ liệu kế toán |
Kế toán | |||
Kiểm tra báo cáo công nợ |
Kế toán | |||
Hàng tuần |
Rà soát các giao dịch bất thường |
Kế toán trưởng | ||
Chuẩn bị báo cáo tài chính nội bộ |
Kế toán trưởng | |||
Kiểm tra tính chính xác của dữ liệu kế toán |
Kế toán trưởng | |||
Theo dõi tiến độ thu hồi công nợ |
Kế toán | |||
Hàng tháng |
Nộp thuế, các khoản phí |
Kế toán | ||
Lập báo cáo tài chính định kỳ |
Kế toán trưởng | |||
Kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán |
Kế toán trưởng | |||
Phân tích tình hình tài chính |
Kế toán trưởng | |||
Hàng quý |
Rà soát lại toàn bộ dữ liệu kế toán |
Kế toán trưởng | ||
Chuẩn bị báo cáo tài chính quý |
Kế toán trưởng | |||
Đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính |
Kế toán trưởng | |||
Hàng năm |
Kiểm toán báo cáo tài chính |
Kiểm toán viên | ||
Lập kế hoạch tài chính năm |
Kế toán trưởng |
Mẫu checklist an toàn an ninh nhà hàng
Mục kiểm tra | Đã kiểm tra | Ghi chú |
Hệ thống báo cháy | ||
Đường thoát hiểm | ||
Tủ lạnh, tủ đông | ||
Trang thiết bị bảo hộ | ||
… |
Mẫu checklist kiểm tra chất lượng, giám sát nhà hàng
Mẫu quy trình vận hành QA trong nhà hàng
Mục kiểm tra | Đã kiểm tra | Ghi chú |
Đồng phục sạch sẽ, gọn gàng | ||
Tóc tai gọn gàng, không đeo trang sức | ||
Kiểm tra nhiệt độ món ăn trước khi phục vụ | ||
Kiểm tra độ tươi ngon của thực phẩm | ||
Thái độ phục vụ khách hàng niềm nở, thân thiện |
Mẫu danh mục hồ sơ pháp lý lưu tại nhà hàng
Loại hồ sơ | Tên hồ sơ cụ thể | Số lượng | Ngày cấp | Nơi cấp | Ghi chú |
Hồ sơ đăng ký kinh doanh |
Giấy phép đăng ký kinh doanh |
Sở Kế hoạch và Đầu tư
| |||
Mã số thuế |
Cục Thuế
| ||||
Hồ sơ về nhân sự |
Hợp đồng lao động của Nguyễn Văn A | ||||
Hợp đồng lao động của Trần Thị B | |||||
Hồ sơ tài chính kế toán |
Sổ cái chi phí | ||||
Sổ phụ công nợ | |||||
Hồ sơ về hợp đồng |
Hợp đồng cung cấp thực phẩm với Công ty X | ||||
Hợp đồng bảo trì máy lạnh | |||||
Hồ sơ khác |
Quy định về an toàn thực phẩm | ||||
Quy chế lao động nội bộ |
Mẫu checklist vệ sinh – an toàn VSTP nhà hàng
Khu vực | Mục kiểm tra | Đã kiểm tra | Ghi chú |
Khu vực bếp |
Bàn thao tác sạch sẽ, không có vết bẩn | ||
Dụng cụ nấu nướng được rửa sạch, khử trùng | |||
Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp | |||
Hạn sử dụng của thực phẩm rõ ràng | |||
Nhân viên bếp đeo găng tay, khẩu trang | |||
Khu vực ăn uống |
Bàn ăn, ghế sạch sẽ, không có vết bẩn | ||
Sàn nhà sạch sẽ, không trơn trượt | |||
Nhà vệ sinh sạch sẽ, đầy đủ giấy vệ sinh | |||
Khu vực lưu trữ |
Thực phẩm được bảo quản riêng biệt | ||
Khu vực lưu trữ hóa chất sạch sẽ, có nhãn hiệu rõ ràng | |||
Chung |
Nhân viên thực hiện rửa tay trước khi chế biến thức ăn | ||
Rác thải được thu gom thường xuyên | |||
Hệ thống thông gió hoạt động tốt | |||
Cửa sổ, cửa ra vào được đóng kín |
Lưu ý khi sử dụng bảng checklist công việc nhà hàng
Khi sử dụng bảng checklist công việc trong nhà hàng, bạn nên lưu ý một số điểm sau để đảm bảo bảng checklist phát huy hiệu quả tối đa:
- Thiết kế checklist chi tiết, rõ ràng: Checklist cần liệt kê các công việc cụ thể, chi tiết, và dễ hiểu cho nhân viên. Hãy chia thành các hạng mục như: chuẩn bị trước giờ mở cửa, trong giờ phục vụ, sau giờ phục vụ, kiểm tra vệ sinh và an toàn thực phẩm. Điều này giúp nhân viên nắm rõ những việc cần làm theo từng thời điểm.
- Cập nhật thường xuyên: Các yêu cầu và tiêu chuẩn trong nhà hàng có thể thay đổi theo thời gian hoặc theo mùa. Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra và cập nhật checklist để phản ánh đúng các yêu cầu hiện tại, đồng thời đảm bảo nó luôn phù hợp với thực tế hoạt động.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể: Checklist cần ghi rõ người chịu trách nhiệm chính cho từng công việc, tránh nhầm lẫn hoặc bỏ sót. Điều này cũng giúp việc quản lý và đánh giá hiệu quả công việc dễ dàng hơn, đồng thời tạo ý thức trách nhiệm cho từng nhân viên.
- Thực hiện kiểm tra định kỳ: Nhà quản lý cần kiểm tra việc thực hiện checklist của nhân viên để đảm bảo rằng tất cả các bước đều được hoàn thành đầy đủ. Định kỳ kiểm tra cũng giúp phát hiện sớm các vấn đề và cải thiện quy trình làm việc khi cần.
- Khuyến khích phản hồi từ nhân viên: Nhân viên trực tiếp sử dụng checklist có thể có những góp ý để tối ưu hóa quy trình. Do đó, việc khuyến khích họ chia sẻ ý kiến hoặc kinh nghiệm thực tế sẽ giúp cải thiện và điều chỉnh checklist hiệu quả hơn.
- Đơn giản hóa và linh hoạt: Một checklist quá dài hoặc phức tạp có thể khiến nhân viên khó làm theo và dễ bị áp lực. Đảm bảo checklist ngắn gọn, tập trung vào các công việc thiết yếu, và có tính linh hoạt để điều chỉnh theo tình hình thực tế sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng.
- Đảm bảo tính khả thi: Checklist chỉ hữu ích nếu các công việc trong đó thực sự có thể thực hiện được trong thời gian và điều kiện làm việc thực tế. Hãy đánh giá lại định kỳ để đảm bảo rằng checklist vẫn hợp lý và khả thi với khối lượng công việc và số lượng nhân viên hiện có.
Một bảng checklist được thiết kế và sử dụng đúng cách không chỉ giúp duy trì hiệu quả vận hành mà còn nâng cao tính chuyên nghiệp, sự gắn kết của nhân viên và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu trả lời chi tiết cho các câu hỏi thường gặp về việc tạo checklist công việc cho nhà hàng:
Làm thế nào để tạo mẫu checklist công việc nhà hàng?
Để tạo checklist công việc nhà hàng, đầu tiên hãy liệt kê các công việc cho từng thời điểm trong ngày như: trước giờ mở cửa, trong giờ phục vụ và sau giờ đóng cửa. Bên cạnh đó, bạn cũng phải phân loại checklist theo từng khu vực như bếp, sảnh và vệ sinh để nhân viên dễ nhận biết.
Checklist cần ngắn gọn, rõ ràng, ghi rõ người thực hiện và thời gian hoàn thành để quản lý dễ kiểm soát. Cuối cùng, bạn cần thường xuyên kiểm tra, cập nhật dựa vào phản hồi và tình hình thực tế.
Có các app checklist công việc nào phổ biến?
Một số ứng dụng phổ biến hỗ trợ checklist cho nhà hàng như: Trello, Asana (quản lý công việc nhóm), Google Keep, Microsoft To-Do (đơn giản, dễ chia sẻ cho nhà hàng nhỏ), ClickUp (đa năng, cho nhà hàng lớn) và Checklist by Traction Tools (chi tiết, có tính năng báo cáo). Những ứng dụng này giúp nhà hàng quản lý công việc hiệu quả và phối hợp tốt giữa các nhân viên.
Lời kết
Trên đây là các mẫu checklist công việc nhà hàng mà bạn cần phải có để đảm bảo hiệu suất tốt nhất. Lưu ý, bạn cần tìm hiểu quy trình tại nơi làm việc để tinh chỉnh các hạng mục sao cho phù hợp. Hãy theo dõi Kinh nghiệm kinh doanh F&B để biết thêm nhiều bí kíp dành cho nhà hàng của mình nhé!
Xem thêm: