Chuyển tới nội dung
Trang chủ > Blog > Bí Kíp Kinh Doanh > Mở đại lý sữa có lời không? Lưu ý khi kinh doanh sữa

Mở đại lý sữa có lời không? Lưu ý khi kinh doanh sữa

Mở đại lý sữa có lời không? Lưu ý khi kinh doanh sữa

Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng tiêu thụ sữa tươi, sữa bột của cả nước lần lượt tăng so với năm 2022 là 7,5% (ước đạt 1.860,8 triệu lít) và 0,1% (đạt 154,8 nghìn tấn). Sự gia tăng này mở ra cơ hội kinh doanh sữa cho nhiều đại lý mới trên toàn quốc. Tuy nhiên, đây là ngành khá cạnh tranh nên khó mang lại lợi nhuận nếu không chuẩn bị cẩn thận. Hãy cùng Kamereo tìm hiểu kinh nghiệm mở đại lý sữa trong bài viết sau đây!

Đại lý sữa là một mô hình kinh doanh tiềm năng ổn định
Đại lý sữa là một mô hình kinh doanh tiềm năng ổn định

Mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn?

Đầu tiên, bạn cần xác định số vốn cần thiết để mở đại lý sữa. Con số tính toán được càng chính xác thì tỷ lệ thành công càng cao. Để xác định số vốn cần chuẩn bị, hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Bạn muốn mở đại lý sữa nhỏ, vừa hay lớn? 
  • Mặt bằng ở khu vực trung tâm thành phố hay ngoại ô?
  • Kinh doanh sữa nước, sữa bột hay cả các sản phẩm dinh dưỡng khác?
  • Bạn muốn kinh doanh một vài thương hiệu sữa nổi tiếng hay đa dạng các thương hiệu?
Bạn cần xác định nhu cầu kinh doanh của bản thân để xác định số vốn
Bạn cần xác định nhu cầu kinh doanh của bản thân để xác định số vốn

Từ đáp án cho những câu hỏi trên, bạn có thể xác định được số vốn cần chuẩn bị để mở đại lý sữa bao gồm:

Hạng mục

Số vốn

Thuê mặt bằng

10-50 triệu đồng/tháng

Sửa chữa mặt bằng

20-50 triệu đồng

Mua sắm trang thiết bị (tủ lạnh, tủ đông, kệ trưng bày, máy tính tiền,…)

30-100 triệu đồng

Nhập hàng

200-500 triệu đồng

Marketing

5-10 triệu đồng/tháng

Nhân công

10-20 triệu đồng/tháng

Điện, nước và internet

3-5 triệu đồng/tháng

Thuế, phí

2-5 triệu đồng/tháng

Nhìn chung, lượng vốn tối thiểu để mở đại lý sữa dao động từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng.

Xem thêm: Đại lý là gì? Những đặc điểm của đại lý thương mại

Nhập hàng ở đâu?

Tiếp theo, bạn cần phải lựa chọn hình thức nhập hàng. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá cả, đảm bảo chất lượng sản phẩm và lợi nhuận của đại lý sữa. Dưới đây là phân tích ưu và nhược điểm của từng hình thức để bạn tham khảo:

Nhập hàng từ công ty

Ưu điểm:

  • Sản phẩm được cung cấp trực tiếp từ nhà sản xuất, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và tem chống hàng giả.
  • Khi nhập hàng với số lượng lớn, bạn sẽ được hưởng mức chiết khấu cao từ công ty.
  • Một số công ty sữa có chính sách hỗ trợ về marketing, quảng cáo và đào tạo nhân viên cho đại lý.

Nhược điểm:

  • Công ty thường yêu cầu đại lý nhập hàng với số lượng nhất định để được hưởng mức giá ưu đãi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tồn kho nếu đại lý không bán được hàng.
  • Đại lý cần tuân thủ các quy định về giá bán, trưng bày sản phẩm, dịch vụ khách hàng,… của công ty.

Nhập hàng từ đại lý

Ưu điểm:

  • Bạn có thể nhập hàng với số lượng ít mà vẫn được hưởng mức giá chiết khấu theo chính sách của đại lý.
  • Nếu sản phẩm bị lỗi hoặc hư hỏng, bạn có thể dễ dàng đổi trả lại đại lý.
  • Một số đại lý sữa có dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, giao hàng tận nơi.

Nhược điểm:

  • Giá nhập hàng từ đại lý thường cao hơn so với giá nhập hàng từ công ty.
  • Không phải đại lý nào cũng cung cấp sản phẩm chính hãng, đảm bảo chất lượng.
Bạn có thể lựa chọn nhập hàng từ đơn vị phù hợp
Bạn có thể lựa chọn nhập hàng từ đơn vị phù hợp

Nhập hàng từ sữa ngoại xách tay

Ưu điểm:

  • Sữa ngoại xách tay thường có giá thành rẻ hơn so với sữa nhập khẩu chính ngạch.
  • Thị trường sữa ngoại xách tay có nhiều mẫu mã đa dạng, phong phú hơn so với thị trường sữa nội địa.

Nhược điểm:

  • Sữa ngoại xách tay có nguy cơ cao là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
  • Nếu sản phẩm bị lỗi hoặc hư hỏng, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đổi trả lại người bán.
  • Việc buôn bán sữa ngoại xách tay mà không có giấy tờ hợp pháp có thể vi phạm pháp luật.

Kinh doanh sữa nào?

Nếu bạn đã có mong muốn kinh doanh loại sữa nào có thể bỏ qua ý này. Trường hợp bạn vẫn chưa xác định được loại sữa phù hợp, hãy tham khảo nhu cầu thị trường. 

Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và chế độ ăn uống. Điều này giúp các nhóm sữa hạt ngày càng được ưa chuộng. đến các dòng sữa hạt do các mối quan tâm. Loại sữa này có hương vị thơm ngon, đa dạng, ít chất béo và cholesterol. Do đó, sữa hạt sẽ phù hợp với người ăn chay, người không dung nạp lactose,…

Bên cạnh đó, nhóm sữa chua cũng được nhiều người ưa chuộng bởi vị ngon, khả năng cung cấp lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ giảm cân. Nhu cầu sữa dành cho người lớn tuổi và trẻ em cũng là thị trường tiềm năng nếu biết năm bắt.

Bạn có thể lựa chọn nhóm sữa cụ thể để bắt đầu kinh doanh
Bạn có thể lựa chọn nhóm sữa cụ thể để bắt đầu kinh doanh

Bảo quản và kiểm soát hàng hóa

Bạn cần phải bảo quản sữa đúng cách để đảm bảo chất lượng và độ an toàn cho sản phẩm. Dưới đây là một số lưu ý về bảo quản và kiểm soát hàng hóa sữa:

Điều kiện bảo quản

  • Nhiệt độ thích hợp để bảo quản sữa từ 2 đến 8°C. Tránh để sữa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nguồn nhiệt.
  • Bạn cần phải đảm bảo độ ẩm nơi bảo quản sữa dưới 60%. Độ ẩm cao có thể khiến sữa bị nấm mốc và hư hỏng.
  • Ánh sáng có thể làm giảm chất lượng dinh dưỡng của sữa nên bảo quản tốt nhất trong bóng tối.

Thời hạn sử dụng

  • Kiểm tra hạn sử dụng in trên bao bì trước khi nhập và lưu kho. Bước này cũng đặc biệt quan trọng khi bạn trưng bày sữa để thương mại.
  • Sữa hết hàng cần được tiêu hủy, không lưu thông trên thị trường dưới bất kỳ hình thức nào.
Bạn nên kiểm tra kỹ hạn sử dụng khi nhập hàng
Bạn nên kiểm tra kỹ hạn sử dụng khi nhập hàng

Kiểm soát hàng hóa

  • Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng sữa để kịp thời phát hiện và xử lý những sản phẩm bị hư hỏng.
  • Lập hồ sơ theo dõi xuất nhập kho, hạn sử dụng của sản phẩm.
  • Áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, côn trùng trong khu vực kho bãi. Đào tạo nhân viên về kiến thức bảo quản và kiểm soát hàng hóa sữa.
  • Không nên xếp chồng các thùng sữa quá cao để tránh làm dập nát sản phẩm.
  • Nên sử dụng kệ trưng bày sản phẩm để đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.
  • Vệ sinh kho bãi thường xuyên để đảm bảo môi trường bảo quản sữa sạch sẽ.

Đại lý sữa thu lợi nhuận từ đâu?

Lợi nhuận từ việc mở đại lý sữa chủ yếu đến từ hai nguồn chính bao gồm:

  • Chiết khấu trực tiếp trên từng sản phẩm: Mỗi nhà cung cấp có mức chiết khấu khác nhau cho từng nhóm sữa. Do đó, sản phẩm có chiết khấu cao hơn sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn khi bán.
  • Thu nhập từ việc trưng bày sản phẩm: Một số đơn vị mong muốn tăng doanh số thường sẽ trả thêm hoa hồng để sản phẩm của họ được trưng bày ở những vị trí đắc địa trong cửa hàng.
Đại lý sữa thường kiếm được lợi nhuận từ chiết khấu
Đại lý sữa thường kiếm được lợi nhuận từ chiết khấu

Kinh doanh sữa phải đóng thuế gì?

Khi mở đại lý sữa, bạn cần cân nhắc nhiều loại thuế khác nhau. Dưới đây là một số loại thuế tiêu biểu:

  • Thuế môn bài: Dựa trên mức vốn điều lệ đăng ký ban đầu và quy mô kinh doanh. Nếu đăng ký kinh doanh trong 6 tháng cuối năm, bạn chỉ phải đóng 50% số thuế.
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): Chỉ áp dụng nếu doanh nghiệp đã đăng ký thuế GTGT. Các đơn hàng thông thường không phải nộp loại thuế này.
  • Thuế thu nhập: Các doanh nghiệp, cá nhân đều phải kê khai, đồng thời nộp thuế theo từng quý và từng năm.
Kinh doanh sữa phải đóng một số loại thuế nhất định
Kinh doanh sữa phải đóng một số loại thuế nhất định

Ngoài ra, bạn còn phải xem xét các loại thuế khác như: thuế đất, thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết giúp bạn giải đáp được thắc mắc mở đại lý sữa có lời hay không và những lưu ý giúp mang lại lợi nhuận. Giống như những mô hình kinh doanh khác, việc nghiên cứu, tìm hiểu và lên kế hoạch rất quan trọng. Hãy theo dõi chuyên mục Nguồn Hàng – Nguyên Vật Liệu để biết thêm nhiều bí kíp kinh doanh hiệu quả nhé!

Xem thêm:

5/5 - (2 vote)
Spread the love
Nguyễn Đức Thạnh

Nguyễn Đức Thạnh

Thạnh là một chuyên gia sáng tạo nội dung với nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt, anh thường xuyên chia sẻ các nội dung chuyên sâu về kinh doanh, ẩm thực, công nghệ, đời sống qua cái nhìn độc đáo và gần gũi. Hãy theo dõi Thạnh để cùng bước vào hành trình khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!View Author posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *