Kinh doanh quán ăn nhỏ có ít rủi ro hơn so với nhà hàng lớn do yêu cầu vốn đầu tư không cao. Đồng thời, mô hình này có khả năng linh hoạt và dễ dàng mang lại lợi nhuận. Vậy, kinh doanh quán ăn nhỏ cần bao nhiêu vốn? Hãy cùng Kamereo tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây!
Kinh doanh quán ăn nhỏ cần bao nhiêu vốn?
Số vốn cần thiết để kinh doanh quán ăn nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng bạn cần ít nhất khoảng 100.000.000 VND để bắt đầu. Khoản tiền này bao gồm: chi phí thuê hoặc mua mặt bằng, trang thiết bị, nguyên liệu, điện nước, lương nhân viên và các chi phí khác.
Tiền thuê mặt bằng
Tiền thuê mặt bằng phụ thuộc vào một số yếu tố như: vị trí trung tâm, thuận lợi giao thông, có chỗ để xe rộng rãi,… Do đó, giá thuê sẽ dao động khoảng 5 – 30 triệu đồng/tháng. Nếu mặt bằng rộng rãi, thoáng mát, có chỗ để xe thuận tiện thì chi phí thuê sẽ cao hơn.
Khi ký hợp đồng thuê mặt bằng mở quán ăn, bạn thường phải đặt cọc tiền từ 3 đến 6 tháng, do đó cần chuẩn bị ít nhất khoảng 16.000.000 – 90.000.000 VND dành riêng cho chi phí thuê mặt bằng.
Chi phí mua thiết bị bếp
Các thiết bị bếp như: nồi, bát, chén, đĩa, đũa, thìa, tủ đông, tủ mát, tủ lạnh.… có thể mua mới hoặc sử dụng đồ thanh lý. Tùy thuộc vào quy mô quán, bạn nên dự trù khoảng 20.000.000 – 30.000.000 VND cho các thiết bị này.
Chi phí mua nguyên vật liệu
Trong mô hình kinh doanh quán ăn nhỏ, nguyên vật liệu thường được nhập trong ngày, do đó giá thành sẽ thay đổi theo ngày và theo mùa. Dựa trên lượng khách hàng mỗi ngày, bạn có thể ước lượng số lượng thực phẩm cần mua để chế biến, với ngân sách khoảng 3.000.000 – 5.000.000 VND.
Nếu bạn vẫn chưa tìm được địa chỉ cung cấp thực phẩm chất lượng thì có thể tham khảo Kamereo. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi đã hoàn thành hàng nghìn đơn hàng mỗi tháng. Đặc biệt, Kamereo luôn đảm bảo thời gian giao hàng chính xác, tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đối tác.
Hiện nay, Kamereo đang áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi cho đối tác mới. Với những đơn hàng từ 400.000 VND sẽ được hỗ trợ giao hàng tại TPHCM và Bình Dương. Ngoài ra, khách hàng còn được hoàn tiền đến 1% khi có tổng giá trị hóa đơn mỗi tháng từ 20.000.000 VND.
Chi phí trang trí mua công cụ dụng cụ
Để thu hút khách hàng, quán ăn của bạn cần có phong cách trang trí độc đáo, hấp dẫn và phản ánh phong cách ẩm thực của quán. Ngoài ra, bạn cần mua bàn ghế, bát đĩa, dao, nĩa, thìa,… để thực khách có thể thoải mái thưởng thức món ăn. Hãy liệt kê chi tiết các món cần mua, với chi phí cho các hạng mục này cho một quán nhỏ dao động khoảng 30.000.000 – 40.000.000 VND.
Tiền thuê nhân viên
Khi quán ăn nhỏ mới bắt đầu hoạt động, bạn nên thuê khoảng 2 nhân viên làm theo ca, đặc biệt trong những khung giờ cao điểm. Do đó, chi phí thuê nhân viên dao động từ 2.000.000 đến 3.000.000 VND/người.
Phần mềm và thiết bị hỗ trợ
Để quản lý doanh thu – lợi nhuận một cách chính xác, quán ăn của bạn cần sử dụng phần mềm quản lý bán hàng và các thiết bị phần cứng như: máy POS mini cầm tay, máy in hóa đơn,… Đối với quán nhỏ, mô hình quản lý – bán hàng chỉ cần ở mức cơ bản bao gồm: ghi nhận hủy order, gửi yêu cầu chế biến cho bếp, tính tiền, thu tiền – in hóa đơn, bán mang về,… Do đó, chủ quán có thể dễ dàng chọn gói phần mềm phù hợp với ngân sách khoảng hơn 2000.000 VND/năm.
Kinh nghiệm kinh doanh quán ăn nhỏ
Sau khi đã nắm được chi phí cho các hạng mục mở quán ăn nhỏ, bạn có thể lập ngân sách phù hợp. Dưới đây là một số kinh nghiệm mà bạn có thể tham khảo để tối ưu hóa nguồn vốn:
Tìm hiểu về kinh doanh F&B
Kinh doanh quán ăn nhỏ là lựa chọn thông minh cho những ai chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành F&B. Với quy mô không quá lớn, bạn có thể vừa kinh doanh vừa học hỏi và trau dồi khả năng quản lý bán hàng.
Tuy nhiên, mở quán ăn nhỏ không đồng nghĩa với việc chỉ cần bỏ vốn là thành công. Bạn cần trang bị các kiến thức cơ bản về kinh doanh quán ăn để giảm thiểu rủi ro và duy trì hoạt động hiệu quả. Theo đó, bạn có thể học hỏi từ những người có kinh nghiệm trong ngành, tham gia các diễn đàn hoặc hội nhóm Facebook về các quy định pháp lý, an toàn vệ sinh thực phẩm, tính toán chi phí,…
Xác định quán ăn sẽ bán gì?
Khi đã có đủ vốn như dự tính, bạn cần xác định rõ sản phẩm mình muốn kinh doanh. Để làm điều này, cần phải nghiên cứu thị trường, đặc biệt là các thị trường ngách có mức độ cạnh tranh thấp, nhưng tiềm năng cao.
Để làm được điều trên, bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của quán ăn là ai. Với từng đối tượng cụ thể, việc lựa chọn sản phẩm, địa điểm kinh doanh và mức giá sẽ khác nhau. Ví dụ, nếu bạn muốn mở quán cơm văn phòng, hãy chọn các tuyến phố gần các tòa nhà văn phòng.
Lựa chọn mặt bằng rất quan trọng
Kinh doanh quy mô nhỏ không có nghĩa là có thể chọn bất kỳ vị trí hay chi phí như nào cũng được. Theo đó, quán phải đặt ở vị trí thuận tiện, dễ tìm kiếm để thu hút khách hàng. Bạn cần xác định rõ sản phẩm kinh doanh, ước tính số bàn phục vụ và công suất phục vụ tối đa để lựa chọn diện tích phù hợp.
Nếu mặt bằng quá rộng mà không biết cách tận dụng hoặc không hoạt động đủ công suất, sẽ dẫn đến lãng phí không gian và tạo cảm giác trống trải. Ngược lại, trong không gian quá hẹp và không biết cách bày trí, có thể khiến cho quán trở nên chật chội và không thoải mái khi khách hàng đến quán ăn nhỏ.
Lựa chọn nguyên liệu chế biến
Một trong những khó khăn của việc kinh doanh quán ăn nhỏ là không có đủ vốn để nhập hàng về dự trữ như những nhà hàng lớn thường làm. Do đó, việc tìm nguồn nguyên liệu thực phẩm xanh – sạch là vô cùng quan trọng.
Bạn có thể tìm mua nguyên liệu từ các chợ đầu mối, mặc dù giá có thể rẻ hơn nhiều nhưng hàng hóa ở đây thường không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, bạn cần có kinh nghiệm mua sắm để không bị lừa.
Ngoài ra, bạn có thể nhập trực tiếp từ các nguồn nuôi trồng để mua với giá gốc. Tuy nhiên, điều này yêu cầu bạn phải có mối quan hệ từ trước để đặt hàng và thương lượng giá.
Thiết lập giá bán phù hợp
Tâm lý khách hàng không thích khi đến quán mà không thấy menu được niêm yết và giá cả không rõ ràng. Giữ giá bán cố định có thể khiến bạn giảm lợi nhuận, nhưng tạo ấn tượng tích cực với khách hàng. Từ đó, duy trì được lượng khách quen và đảm bảo nguồn thu nhập ổn định sau này.
Tuy nhiên, khi áp dụng chiến lược này, bạn cần chắc chắn giữ nguyên mức lợi nhuận cho phép và tránh bán dưới giá vốn. Đối với quán ăn nhỏ, việc giữ chặt nguồn vốn để duy trì hoạt động là rất quan trọng.
Đảm bảo chất lượng phục vụ
Quán ăn nhỏ không thể so sánh được về cơ sở vật chất với nhà hàng cao cấp. Vì vậy, ngoài việc cạnh tranh về giá cả, bạn cần tạo ấn tượng bằng chất lượng phục vụ tốt để thu hút khách hàng. Hãy luôn tận tình, chu đáo với yêu cầu của khách, duy trì thái độ vui vẻ và có thể áp dụng những điểm cộng như: miễn phí đồ uống, kẹo ngậm để nâng cao chất lượng phục vụ.
Nhân viên phục vụ là những người đại diện trực tiếp cho dịch vụ của quán. Dù có món ăn ngon và không gian đẹp thế nào, nhưng nếu nhân viên phục vụ không tốt, thì mọi nỗ lực khác sẽ trở nên vô nghĩa.
Ban đầu trong quá trình tuyển dụng, bạn có thể lựa chọn sinh viên làm thêm để giảm chi phí nhân sự. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có những tình huống phát sinh và biến động trong nhân sự. Hãy luôn đảm bảo nhân viên biết nắm bắt công việc, duy trì thái độ phục vụ hiếu khách và thân thiện.
Tối ưu kế hoạch marketing cho quán ăn nhỏ
Trong giai đoạn đầu, việc tăng cường nhận diện thương hiệu là rất quan trọng. Điều này giúp khách hàng biết đến quán và tăng tỷ lệ thưởng thức món ăn. Đây là cơ sở để duy trì hoạt động kinh doanh lâu dài.
Nếu ngân sách không nhiều, bạn có thể phát tờ rơi tại khu vực xung quanh quán, cung cấp các voucher giảm giá,.. Đặc biệt, bí quyết để thu hút khách đông là liên kết với các đối tác giao nhận như: GrabFood, Shopee Food,… để gia tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh online.
Xem thêm: Top 8 app đặt đồ ăn giúp chủ quán gia tăng doanh thu
Lời kết
Trên đây là toàn bộ chi phí mở quán ăn nhỏ mà bạn nên biết. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để có thể mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Hãy theo dõi Kinh nghiệm kinh doanh F&B để biết để bắt xu hướng thị trường nhé!
Xem thêm: