Chuyển tới nội dung
Trang chủ > Blog > Kinh nghiệm kinh doanh > Đại lý là gì? Những đặc điểm của đại lý thương mại

Đại lý là gì? Những đặc điểm của đại lý thương mại

Đại lý bán hàng là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng hiểu rõ về mô hình này để có thể kinh doanh thành công. Hãy cùng Kamereo tìm hiểu đại lý là gì trong bài viết sau đây!

Mô hình đại lý là một mắt xích quan trọng trong kinh doanh
Mô hình đại lý là một mắt xích quan trọng trong kinh doanh

Đại lý là gì?

Đại lý là một dạng đại diện pháp lý của doanh nghiệp để thực hiện việc bán hàng. Hiểu một cách đơn giản thì đại lý bán hàng là trung gian, chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng. Theo Điều 166, Luật Thương mại 2005 có quy định như sau: 

“Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.”

Giữa đại lý và doanh nghiệp phải ký kết một thỏa thuận hợp tác. Theo đó, đại lý sẽ tiến hành bán các sản phẩm được cung cấp và nhận một mức hoa hồng hoặc phí dịch vụ từ doanh nghiệp như một phần của sự hợp tác.

Đại lý là đơn vị được doanh nghiệp ủy quyền để bán sản phẩm của mình
Đại lý là đơn vị được doanh nghiệp ủy quyền để bán sản phẩm của mình

Các hình thức đại lý bán hàng

Hiện nay, có nhiều hình thức đại lý khác nhau, tùy vào thỏa thuận của hai bên và quy định của pháp luật. Dưới đây là một số hình thức phổ biến như:

  • Đại lý bao tiêu: Chịu trách nhiệm mua, bán toàn bộ số lượng hàng hóa hoặc cung cấp một dịch vụ đầy đủ cho bên giao đại lý. Trong hình thức này, giá bán của hàng hóa do bên đại lý quyết định và thù lao của họ chính là sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
  • Đại lý độc quyền: Hoạt động tại một khu vực địa lý cụ thể và bên giao đại lý chỉ chọn duy nhất một đại lý để phân phối hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ trong khu vực đó.
  • Tổng đại lý: Một hệ thống các đại lý dưới quyền trực tiếp để thực hiện mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho toàn bộ hệ thống đại lý trực thuộc và chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý các đại lý dưới quyền.
Đại lý độc quyền hoạt động tại một khu vực nhất định
Đại lý độc quyền hoạt động tại một khu vực nhất định

Đặc điểm của đại lý là gì?

Qua những thông tin trên phần nào bạn đã hiểu rõ thế nào là đại lý. Tuy nhiên, mỗi hình thức đại lý sẽ có đặc điểm riêng. Dưới đây là những đặc điểm chung mà bạn cần nắm:

Có sự tham gia của ba bên chủ thể

Quan hệ đại lý mua bán hàng hóa thường được thiết lập giữa bên giao đại lý và bên đại lý, với các điểm cụ thể như sau:

  • Bên giao đại lý có trách nhiệm giao hàng hoặc thanh toán tiền mua hàng cho đại lý. Bên cạnh đó, họ có thể ủy quyền cho đại lý thực hiện các dịch vụ cung ứng.
  • Bên đại lý nhận hàng để bán và nhận thanh toán từ việc bán hàng. Ngoài ra, họ cũng có thể nhận ủy quyền để cung ứng dịch vụ.

Để thực hiện vai trò đại lý, bên đại lý có quyền lựa chọn bên thứ ba để ký kết hợp đồng mua bán hoặc cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, bên đại lý phải tuân thủ các điều khoản cụ thể trong hợp đồng. 

Khi ký kết hợp đồng với bên thứ ba, bên đại lý thực hiện dưới tên của mình và chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký. Sau đó, bên đại lý tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán hoặc cung ứng dịch vụ với bên thứ ba một cách trực tiếp.

Bên đại lý có thể ký kết hợp đồng đại lý với bên thứ ba
Bên đại lý có thể ký kết hợp đồng đại lý với bên thứ ba

Nhân danh chính mình để giao dịch

Theo quy định của hoạt động đại lý thương mại, bên đại lý phải là thương nhân, cá nhân hoặc tổ chức kinh tế được pháp luật công nhận. Bên cạnh đó, họ có hoạt động kinh doanh thường xuyên và đã đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 6, Luật Thương mại 2005.

Thông thường, các đại lý thương mại có trụ sở riêng, tư cách pháp nhân độc lập và tự quyết định thời gian làm việc. Họ thực hiện các quyền hạn của mình và chịu trách nhiệm về những hoạt động đó trước pháp luật.

Mặc dù có tư cách pháp nhân độc lập, nhưng bên đại lý thực hiện quá trình mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ vì lợi ích của bên giao đại lý. Họ nhận được thù lao từ bên thuê dịch vụ sau khi hoàn thành công việc của mình, chứ không phải từ lợi nhuận của quá trình mua bán hàng hóa.

Đại lý là các pháp nhân được pháp luật công nhận
Đại lý là các pháp nhân được pháp luật công nhận

Phạm vi hoạt động

Phạm vi hoạt động thương mại của đại lý được giới hạn bởi ủy quyền từ bên giao đại lý để thực hiện việc ký kết hợp đồng với bên thứ ba. Luật Thương mại 2005 đã có những điều chỉnh về phạm vi hoạt động của đại lý so với Luật Thương mại 1997. Theo đó, đại lý không chỉ hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hóa mà còn cung ứng dịch vụ.

Cụ thể, Luật Thương mại 2005 không xác định rõ các loại dịch vụ. Đối với các loại hàng hóa hoặc dịch vụ kinh doanh cấm, hạn chế hoặc kinh doanh có điều kiện, đại lý phải tuân thủ theo quy định của Nghị định 59/2006/NĐ-CP.

Bên giao đại lý uỷ quyền phạm vi hoạt động cho bên đại lý 
Bên giao đại lý uỷ quyền phạm vi hoạt động cho bên đại lý

Cơ sở phát sinh đại lý

Quan hệ đại lý thương mại được thiết lập thông qua hợp đồng hay hợp đồng đại lý. Văn bản này được xem như một thỏa thuận giữa bên đại lý và bên giao đại lý. Đặc biệt, đây là kết quả của sự đồng ý từ cả hai bên.

Theo quy định tại Điều 168, Luật Thương mại 2005 như sau: 

“Hợp đồng đại lý phải được lập bằng văn bản hoặc qua các phương tiện khác có giá trị pháp lý tương đương.”

Cơ sở phát sinh đại lý là hợp đồng đại lý có sự thỏa thuận ký kết của hai bên
Cơ sở phát sinh đại lý là hợp đồng đại lý có sự thỏa thuận ký kết của hai bên

Thời hạn của đại lý thương mại

Thời hạn đối với đại lý thương mại được quy định cụ thể tại Điều 177, Luật Thương mại 2005 như sau:

“(i) Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.

(ii) Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng theo quy định tại (i) thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó.

Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý.

Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.

(iii) Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.”

Thời hạn của đại lý tuân theo thỏa thuận của hai bên
Thời hạn của đại lý tuân theo thỏa thuận của hai bên

Quyền và nghĩa vụ bên giao đại lý như thế nào?

Căn cứ Điều 172, Luật Thương mại 2005, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của bên giao đại lý như sau:

“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các quyền sau đây:

  1. ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng;
  2. Ấn định giá giao đại lý;
  3. Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật;
  4. Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý;
  5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý.”

Đồng thời, theo Điều 173 Luật Thương mại 2005 quy định nghĩa vụ của bên giao đại lý như sau:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các nghĩa vụ sau đây:

  1. Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý;
  2. Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ;
  3. Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý;
  4. Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;
  5. Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.”
Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý được quy định theo pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý được quy định theo pháp luật

Mức thù lao đại lý là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 171, Luật Thương mại 2005 có quy định về các hình thức trả thù lao cho đại lý thương mại như sau:

“Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.

Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.

Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.

Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính như sau:

  • a) Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;
  • b) Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;
  • c) Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.”
Mức thù lao của đại lý là hoa hồng hoặc chênh lệch giá của sản phẩm
Mức thù lao của đại lý là hoa hồng hoặc chênh lệch giá của sản phẩm

Tổng kết

Trên đây là các thông tin về đại lý là gì mà bạn cần biết trước khi quyết định tham gia mô hình kinh doanh này. Mọi quyền lợi, nghĩa vụ của các bên đều được quy định theo Luật Thương mại. Do đó, bạn có thể tham khảo bộ luật này để hiểu rõ hơn. Hãy theo dõi chuyên mục Nguồn hàng – nguyên vật liệu để biết thêm nhiều thông tin thú vị về kinh doanh nhé!

Xem thêm:

0/5 - (0 vote)
Nguyễn Đức Thạnh

Nguyễn Đức Thạnh

Thạnh là một chuyên gia sáng tạo nội dung với nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt, anh thường xuyên chia sẻ các nội dung chuyên sâu về kinh doanh, ẩm thực, công nghệ, đời sống qua cái nhìn độc đáo và gần gũi. Hãy theo dõi Thạnh để cùng bước vào hành trình khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!View Author posts

Nếu bạn có ý kiến/ gợi ý khác, hãy cho Kamereo biết nhé: