Chuyển tới nội dung
Trang chủ > Blog > Mẹo Vặt Cuộc Sống > Khỏe và Đẹp > Nguồn gốc thú vị của các loại bánh Trung Thu

Nguồn gốc thú vị của các loại bánh Trung Thu

Bánh Trung Thu, món ăn truyền thống vốn đã trở thành biểu tượng trong dịp Tết Trung Thu, mang đậm biểu tượng của sự gắn kết tình thần trong lòng người Việt. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc về nguồn gốc xa xôi của chiếc bánh Trung Thu không? Cùng Kamereo tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Bánh Trung Thu bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa gì?

Nguồn gốc của bánh Trung Thu xuất phát Trung Quốc và sau đó được truyền bá rộng rãi đến Việt Nam. Theo truyền thuyết từ Trung Quốc thì vào cuối thời Nguyên, trong 1 cuộc khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn lãnh đạo. Để có thể truyền thông tin và mệnh lệnh một cách bí mật, người dân đã làm ra những chiếc bánh hình tròn, bên trong có nhét thêm một tờ giấy ghi thời gian để khởi nghĩa bắt đầu là lúc trăng sáng nhất, tức là vào rằm tháng 8. Để kỷ niệm về trận đánh này, người Trung Quốc xưa đã lựa chọn ngày rằm tháng 8 để làm bánh.

Ở Việt Nam, bánh Trung thu gắn liền với sự tích Hằng Nga và chú Cuội. Những chiếc bánh đặc biệt để tham gia cuộc thi của Ngọc Hoàng, Hằng Nga và chú Cuội ước nguyện có thể cùng nhau quay về trần gian vui đùa cùng trẻ con. Vì thế ngày Rằm tháng 8 nên được gọi là Tết Trung Thu. Kể từ đó, nét đẹp của bánh đã truyền tải qua thế hệ và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và tín ngưỡng của người dân Việt.

Đọc thêm:

Xu hướng đồ uống hot nhất mùa hè 2023 tại Việt Nam
“82 kiếp nạn” bạn có thể gặp phải khi mở nhà hàng

2. Bánh Trung Thu mang ý nghĩa gì?

Không chỉ là một món ăn, bánh Trung Thu mang trong mình nhiều ý nghĩa đặc biệt, là biểu trưng cho sự đoàn kết và yêu thương gia đình.Bánh Đoàn viên cũng tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn. Hình dáng tròn, vuông của bánh mang ý nghĩa về sự trọn vẹn và hòa hợp. 


Trong dịp Tết Trung Thu, gia đình quây quần bên mâm cỗ Trung Thu, chia sẻ những món bánh truyền thống. Qua việc cùng nhau làm và thưởng thức bánh Đoàn viên, mỗi thành viên trong gia đình cảm nhận được sự quan tâm, sự sum vầy và tình cảm gắn kết một cách sâu sắc. Người ta tin rằng khi thưởng thức bánh sẽ đem lại may mắn, tài lộc cho gia đình. Do đó, Tết Trung Thu thường có bánh sắp xếp trên mâm cỗ như một biểu tượng của sự thịnh vượng và thành công.

3. Đặc điểm của bánh Trung Thu truyền thống và hiện đại

Qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển, bánh Trung Thu đã được làm ra với nhiều hình dạng và hương vị mới lạ. Nhưng dù là bánh truyền thống hay bánh hiện đại, bánh vẫn vẹn nguyên ý nghĩa của mình trong dịp Tết tình thân.

3.1. Bánh Trung Thu truyền thống

Bánh truyền thống mang trong mình sự đẹp đẽ và tinh túy của văn hóa truyền thống. Vỏ bánh được làm từ bột mì, có vị mặn nhẹ và mềm mịn. các loại nhân bánh Trung Thu thường là nhân đậu xanh, mứt khoai môn, hạt sen hoặc trứng muối, mang đậm hương vị truyền thống và quen thuộc. Người ta cũng có thể kết hợp tất cả tạo thành bánh Trung Thu nhân thập cẩm thơm ngon. 

banh-trung-thu-1

Bánh có hình dạng tròn tượng trưng cho sự trọn vẹn và sự hòa hợp. Bên ngoài, vỏ bánh thường được trang trí bằng chữ có ý nghĩa tốt lành hoặc hình vẽ đẹp mắt. Những chiếc bánh này không chỉ là món quà ý nghĩa mà còn gắn kết tình cảm gia đình và tạo nên không khí ấm áp trong mùa Trung Thu.

3.2. Bánh Trung Thu hiện đại

Bánh Trung Thu hiện đại là sự kết hợp giữa truyền thống và sáng tạo, mang đến những hương vị mới và hình thức độc đáo. Ngoài các loại bánh truyền thống, Tết Đoàn Viên còn phổ biến những phiên bản đặc biệt như nhân trứng chảy với nhân trứng muối tan chảy béo ngậy, bánh Trung Thu chay với nhân từ các nguyên liệu thực vật dành cho người ăn kiêng, hay bánh Trung Thu rau câu mềm mịn và mát lạnh. Bánh Đoàn viên hiện đại mang đến sự sáng tạo và thú vị cho người thưởng thức, thể hiện sự đa dạng và tiến bộ trong nghệ thuật làm bánh.

banh-trung-thu-2

4. Các loại bánh Trung Thu tại Việt Nam

Ở Việt Nam, bánh Tết Trung Thu được chia thành hai loại chính là bánh dẻo và bánh nướng. Trong một hộp bánh Trung Thu truyền thống, thường có cả hai loại bánh này.

Bánh Trung Thu dẻo là loại bánh được làm từ bột gạo nếp, có vị ngọt đậm. Bánh dẻo thường có hình dạng tròn, vỏ màu trắng và nhân bên trong như đậu xanh, hạnh nhân, lạp xưởng hoặc mứt.

banh-trung-thu-3

Bánh nướng là loại bánh được làm từ bột mì, có vị béo ngọt và hình dạng độc đáo. Bánh nướng thường có nhân bên trong như trứng muối, đậu xanh, lạp xưởng hoặc hạnh nhân. Vỏ bánh nướng thường màu vàng, giòn và thơm ngọt khi nướng chín.

Việc kết hợp cả bánh dẻo và bánh nướng trong một hộp bánh mang đến sự đa dạng và thỏa mãn cho mọi khẩu vị. Người thưởng thức có thể thưởng thức vị ngọt và dai của bánh dẻo cùng với hương vị béo ngậy và giòn tan của bánh nướng. Cả hai loại bánh này đều được ưa chuộng và làm nên sự phong phú trong các bữa tiệc Trung Thu truyền thống.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc có thêm những thông tin thú vị về bánh Trung Thu cho mùa lễ hội năm nay nhé.

3/5 - (1 vote)
Chia sẻ bài viết
Tác giả