Theo khảo sát của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chuỗi cung ứng xanh là một trong những xu hướng phát triển bền vững theo tiêu chuẩn ESG. Vậy, mô hình này là gì? Hãy cùng Kamereo tìm hiểu chi tiết về logistics xanh trong bài viết sau đây!
Chuỗi cung ứng xanh là gì?
Chuỗi cung ứng xanh (tiếng Anh: Green Supply Chain) là một phương thức quản lý chuỗi cung ứng hiện đại. Mục tiêu của mô hình này là giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội trong quá trình sản xuất và cung ứng hàng hóa/dịch vụ. Theo đó, chuỗi cung ứng xanh được thiết kế nhằm cắt giảm lượng chất thải, bảo vệ môi trường sống và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Xu hướng chuỗi cung ứng xanh hiện nay gồm nhiều hoạt động. Trong đó, sản xuất xanh và thu mua xanh là hai lĩnh vực nổi bật nhất. Nội dung chi tiết của hai lĩnh vực này như sau:
- Thu mua xanh: Chú trọng lựa chọn nguyên liệu, sản phẩm có ít tác động đến môi trường và sức khỏe con người. Ví dụ, bạn có thể thay thế chai nước dùng một lần bằng chai lọ tái sử dụng.
- Sản xuất xanh: Các doanh nghiệp đầu tư vào việc phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. Quy trình này thường được áp dụng cho các hệ thống năng lượng tái tạo và các sản phẩm công nghệ xanh. Ví dụ, Toyota Nhật Bản đã thành công phát triển động cơ xe giảm thiểu khí CO2 thải ra môi trường.
Các thành phần trong chuỗi cung ứng xanh
Chuỗi cung ứng xanh gồm nhiều yếu tố then chốt để hoàn thành một mô hình hoàn chỉnh. Trong đó, sự tương tác giữa các thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường kinh doanh bền vững và thân thiện với môi trường. Các yếu tố này bao gồm:
- Lựa chọn nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp tuân thủ tiêu chuẩn về môi trường và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
- Áp dụng chiến lược chuỗi cung ứng ngược để giảm chi phí, tận dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu và đảm bảo xử lý hàng hóa linh hoạt khi có vấn đề phát sinh.
- Xây dựng hệ thống kho bãi và sử dụng phần mềm quản lý tồn kho nhằm tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng.
- Sử dụng các biện pháp giảm thiểu rác thải trong đóng gói, bao bì và hạn chế thải chất độc hại ra môi trường.
- Kết hợp nhiều phương thức vận chuyển hàng hóa, ưu tiên các giải pháp giảm phát thải khí độc hại.
Phân biệt chuỗi cung ứng xanh và chuỗi cung ứng truyền thống
Chuỗi cung ứng xanh và chuỗi cung ứng truyền thống là hai mô hình cung cấp phổ biến hiện nay. Vậy, hai mô hình này có những điểm giống và khác nhau như thế nào?
Giống nhau
Chuỗi cung ứng xanh và chuỗi cung ứng truyền thống đều liên quan đến việc quản lý dòng chảy hàng hóa, thông tin và tài chính từ nhà cung cấp đến khách hàng cuối cùng.
Khác nhau
Tuy nhiên, hai loại chuỗi cung ứng này có sự khác biệt quan trọng về mục tiêu, phương thức hoạt động, và tiêu chí đánh giá.
Tiêu chí | Chuỗi cung ứng xanh | Chuỗi cung ứng truyền thống |
Mục tiêu | Ngoài mục tiêu cơ bản, mô hình còn chú trọng giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững | Tập trung vào tối ưu hóa chi phí, thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm |
Nguồn nguyên liệu | Ưu tiên nguyên liệu có nguồn gốc, khả năng tái tạo hoặc tái chế để bảo vệ môi trường | Sử dụng nguyên liệu dựa trên chi phí và hiệu quả sản xuất |
Sản xuất | Áp dụng các phương pháp sản xuất tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải và sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường | Tập trung vào tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí và tăng cường hiệu suất |
Đóng gói và vận chuyển | Sản phẩm đóng gói có thể tái chế hoặc phân hủy sinh học. Đồng thời, tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển để giảm khí thải carbon và tiết kiệm năng lượng | Chọn các giải pháp đóng gói, vận chuyển dựa trên chi phí và hiệu quả |
Quản lý chất thải | Đánh giá dựa trên sự giảm thiểu tác động môi trường, mức độ tuân thủ các quy định về môi trường và đóng góp vào phát triển bền vững | Hiệu quả được đánh giá dựa trên chi phí, tốc độ và chất lượng sản phẩm |
Khách hàng và thị trường | Nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội về bảo vệ môi trường | Hướng đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng |
Vai trò của chuỗi cung ứng xanh đối với doanh nghiệp
Chuỗi cung ứng xanh đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Theo đó, mô hình này mang lại nhiều lợi ích và cơ hội phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh. Một số lợi ích chính của logistics xanh bao gồm:
Phương diện kinh tế
Chuỗi cung ứng xanh giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa các quy trình để tăng hiệu suất, giảm lãng phí và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, việc sử dụng tài nguyên trở nên hiệu quả hơn, giảm thiểu lãng phí và chi phí nguyên vật liệu đầu vào.
Các doanh nghiệp áp dụng chuỗi cung ứng xanh không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn mở ra cơ hội tiếp cận thị trường mới. Đồng thời, bạn có thể tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Mô hình này cho phép doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất linh hoạt, dễ dàng thích ứng với thay đổi của thị trường và nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thiết lập mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp hay đối tác thông qua sự minh bạch và cam kết về phát triển bền vững.
Phương diện môi trường
Doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xanh hạn chế sử dụng rác thải bằng cách tái chế và sử dụng nguyên liệu tái chế. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp như: giảm khí nhà kính và tiêu thụ năng lượng thấp góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên.
Ngoài ra, việc áp dụng chuỗi cung ứng xanh sẽ tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm lãng phí và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả.
Phương diện xã hội
Doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng xanh mang đến những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Hơn nữa, doanh nghiệp còn giảm thiểu chất thải và ô nhiễm để bảo vệ cộng đồng khỏi các tác động tiêu cực từ hoạt động sản xuất. Đặc biệt, doanh nghiệp áp dụng logistics xanh thường tham gia vào các hoạt động xã hội, hỗ trợ cộng đồng địa phương, qua đó thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Lời kết
Chuỗi cung ứng xanh không chỉ là một xu hướng mà còn là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững. Bằng cách chuyển đổi sang mô hình này, doanh nghiệp không chỉ đóng góp vào việc bảo vệ môi trường mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài. Hãy theo dõi Kinh nghiệm kinh doanh F&B để biết thêm nhiều thông tin thú vị nhé!
Xem thêm: