Bưởi là một trong những loại trái cây được ưa chuộng bởi vì hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích mọi người tiêu thụ loại trái cây này thường xuyên để cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C. Hãy cùng Kamereo tìm hiểu ăn bưởi có tác dụng gì trong bài viết sau đây!
Thành phần dinh dưỡng của quả bưởi
Vỏ bưởi chứa một loạt các hợp chất quan trọng như: Flavonoid, Acid Ascorbic và Carotenoid. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc chống oxy hóa, giảm viêm và ngăn chặn sự phát triển của xơ vữa trong cơ thể. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chiết xuất Ethanolic từ vỏ bưởi có thể có lợi cho sức khỏe con người.
Đặc biệt, trong 100g bưởi chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
Thành phần dinh dưỡng |
Định lượng |
Nước |
88,1g |
Calo |
42 kcal |
Protein |
0,77g |
Chất béo |
0,14g |
Carbohydrate |
10,7g |
Đường |
6.89g |
Canxi |
22mg |
Magie |
9mg |
Phot pho |
18mg |
Kali |
135mg |
Vitamin C |
31.2mg |
Múi bưởi là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quý giá như: Vitamin C, Kali và chất xơ. Theo các chuyên gia y tế, quả bưởi cung cấp hơn 15 loại Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đồng thời cung cấp ít calo, giúp kiểm soát cân nặng khi ăn.
Ăn bưởi có tác dụng gì?
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, việc ăn bưởi thường xuyên mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích của bưởi:
Tăng cường hệ miễn dịch
Bưởi được biết đến với hàm lượng Vitamin C cao, mang đến khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tác động có hại của vi khuẩn và virus. Do đó, loại quả này là một trong những lựa chọn tốt để tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, Vitamin C trong bưởi còn hỗ trợ quá trình phục hồi sau cảm lạnh một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó, bưởi cũng cung cấp nhiều Vitamin B, Vitamin A, kẽm, đồng và sắt. Sự kết hợp của những dưỡng chất này giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, duy trì sức khỏe của làn da và hỗ trợ cơ thể chống lại nhiều loại bệnh truyền nhiễm và các vấn đề viêm nhiễm khác.
Giảm tình trạng mệt mỏi
Bưởi cũng có khả năng giúp cơ thể vượt qua cảm giác mệt mỏi trong cuộc sống nhờ thành phần Nootkatone. Đây là một hợp chất hiếm, có khả năng cải thiện quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể bằng cách kích hoạt AMPK, giúp cải thiện sức chịu đựng và cơ thể ở trạng thái tốt.
Giảm cảm giác thèm ăn
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích tiêu thụ bưởi cho các chế độ ăn kiêng. Theo đó, mùi thơm của tinh dầu trong loại quả này có thể làm giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, việc tiêu thụ bưởi cũng có thể kích thích sản xuất Hormone Cholecystokinin – một loại hormone như hợp chất ức chế cảm giác đói bằng cách điều chỉnh dịch tiêu hóa. Do đó, việc bổ sung quả bưởi vào chế độ ăn có thể giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn và hạn chế sự tích tụ năng lượng gây thừa cân.
Chữa bệnh khó tiêu
Những thành phần có trong bưởi đóng vai trò cải thiện lưu thông của các chất dịch tiêu hóa. Điều này làm dịu hoạt động bài tiết của đường ruột, giúp hệ bài tiết hoạt động một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, loại quả này cũng chứa hàm lượng chất xơ và bột thực vật cao, mang lại khả năng hạn chế sự tích tụ các chất cặn bã bên trong đường ruột và điều chỉnh chu kỳ bài tiết của cơ thể.
Hỗ trợ điều trị cúm, sốt và sốt rét
Bưởi được biết đến với khả năng làm dịu cảm giác nóng cho người đang bị sốt cao. Các hợp chất có trong quả bưởi không chỉ hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các cơn cảm lạnh, mà còn hỗ trợ trong điều trị bệnh cúm bằng cách giảm tính axit.
Naringin – một thành phần flavonoid có trong bưởi đã được chứng minh khả năng tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Đồng thời, thành phần này còn có tính kháng virus, nấm men, vi khuẩn, chống ung thư và viêm.
Theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong quả bưởi có chứa nhiều Quinine tự nhiên – một chất có lợi trong việc điều trị bệnh sốt rét. Đặc biệt, chất này là một loại kiềm đã được sử dụng trong điều trị các bệnh như: sốt rét và Lupus ban đỏ hệ thống.
Giúp hạ đường huyết
Bưởi chứa chất Naringenin có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và tăng cường sự nhạy cảm với Insulin. Do đó, việc ăn loại quả này giúp giảm hàm lượng Glucose và có tác dụng hạ đường huyết một cách hiệu quả.
Làm đẹp da, kích thích mọc tóc
Chỉ một nửa quả bưởi có thể cung cấp đến 28% lượng Vitamin A cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Theo đó, loại Vitamin này có khả năng kích thích sản sinh tế bào khỏe mạnh để củng cố hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân bên ngoài. Bưởi cũng có hàm lượng nước cao, giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể và cân bằng độ ẩm tự nhiên.
Bên cạnh đó, Vitamin A còn kích thích sự mọc tóc, ngăn chặn tình trạng rụng tóc, đồng thời nuôi dưỡng nang tóc và cải thiện tình trạng da đầu. Bưởi cũng được biết đến là lựa chọn tốt cho những người đang gặp các vấn đề về mụn và da dầu.
Những ai không nên ăn bưởi
Bưởi chứa một lượng lớn chất xơ và vitamin C, vì vậy người mắc các vấn đề như: viêm loét dạ dày, viêm tá tràng hoặc viêm tuyến tụy nên hạn chế ăn bưởi. Những chất này có thể làm tăng axit trong dạ dày, gây ra cảm giác ợ nóng và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến cáo những đối tượng sau không nên ăn bưởi bao gồm:
- Người đang trong tình trạng đói không nên ăn bưởi vì lượng Axit trong quả có thể làm hại dạ dày.
- Sau khi sử dụng các loại đồ uống có cồn như: rượu, bia,… và thuốc lá. Nguyên nhân do hợp chất Furanocoumarin trong bưởi làm tăng men ruột và độc tính của Ethanol trong bia rượu gây hại cho sức khỏe
- Bưởi có tính hàn nên không phù hợp với những ai có hệ tiêu hóa kém hoặc đang bị tiêu chảy.
- Người đang sử dụng thuốc hạ huyết áp cần cân nhắc trước khi ăn bưởi để tránh mất tác dụng của thuốc.
- Những người được chẩn đoán có lượng mỡ trong máu cao đang dùng thuốc không nên ăn bưởi vì có thể gây đau cơ, thậm chí gây hại cho thận
Lưu ý khi sử dụng bưởi
Bưởi mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng có thể làm giảm hoặc mất đi hiệu quả của thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc không nên uống trước hoặc sau khi ăn bưởi:
- Thuốc điều trị loạn nhịp Pacerone và Cordarone (Amiodarone).
- Một số loại thuốc điều trị huyết áp cao Procardia và Adalat CC (Nifedipine).
- Một số thuốc kháng Histamin như: Allegra (fexofenadine), loratadin, Cetirizin, Fexofenadin,…
- Một số loại thuốc statin để giảm cholesterol như: Zocor (Simvastatin) và Lipitor (Atorvastatin).
- Một số loại thuốc chống thải ghép như: viên nang Neoral, Sandimmune, dung dịch uống (Cyclosporin),…
- Một số corticosteroid điều trị bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng như: Entocort EC và viên nén Uceris (Budesonide).
Tổng kết
Hy vọng qua bài viết giúp bạn có biết được ăn bưởi có tác dụng gì. Đây là một loại trái cây có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt Vitamin C cùng Kali, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy theo dõi chuyên mục Khỏe và đẹp để biết thêm nhiều thông tin dinh dưỡng hữu ích nhé!
Xem thêm: