Chuyển tới nội dung
Trang chủ > Blog > Tin mới Kamereo > Sự kiện Kamereo > Chứng nhận VietGAP là gì và 5 tiêu chí tiêu biểu mà KAMEREO đã đạt được

Chứng nhận VietGAP là gì và 5 tiêu chí tiêu biểu mà KAMEREO đã đạt được

VietGAP được xem là bảo chứng cho chất lượng của sản phẩm, cũng có thể xem là 1 sự bảo chứng chắc chắn thay cho tiếng nói về uy tín của thương hiệu. Cũng chính vì thế mà việc vượt qua “các vòng thi” và đánh giá từ chứng nhận này là 1 thử thách khó nhằn. Mời bạn cùng theo dõi hành trình có được chứng nhận VietGAP tại Kamereo và khám phá các tiêu chí này nhé!

Table of Contents

  1. Chứng nhận VietGAP là gì?
  2. Vậy chứng nhận VietGAP có vai trò, tầm quan trọng như thế nào?
    1. Lợi ích đối với xã hội
    2. Lợi ích đối với nhà sản xuất
    3. Lợi ích đối với người tiêu dùng
  3. 5 tiêu chí tiêu biểu của VietGAP mà KAMEREO đã đạt được
    1. Tiêu chí 1 – Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
    2. Tiêu chí 2 – Hóa chất
    3. Tiêu chí 3 – Quản lý và xử lý chất thải
    4. Tiêu chí 4 – Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
    5. Tiêu chí 5 – Lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

VietGAP là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Tiêu chuẩn này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi.

Đọc bài viết:

Hành trình Startup Kamereo Phát triển và trở thành đối tác cung ứng đáng tin cậy tại Việt Nam

Start-Up Nhật Bản Kamereo Phát Triển Đội Ngũ Và Doanh Nghiệp Như Thế Nào ?

– Khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam.

– Tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu.

– Làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

– Giúp tăng cường cho ngành chăn nuôi, trồng trọt bền vững; giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội.

– Tạo ra sự liên kết chặt chẽ mang lại lợi ích cao giữa nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất và nhà quản lý.

– Phản ứng kịp thời với các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình sản xuất của tất cả các giai đoạn.

– Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người dùng.

– Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến và phân phối, tạo thị trường tiêu thụ ổn định.

– Bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu.

– Được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP.

*Tham khảo: “Tiêu chuẩn VietGAP là gì? 12 tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt chăn nuôi”

VietGAP được xem là bảo chứng cho chất lượng của sản phẩm, cũng có thể xem “vũ khí” sắc bén thay cho tiếng nói về uy tín của thương hiệu. Cũng chính vì thế mà việc vượt qua “các vòng thi” và đánh giá từ chứng nhận này cũng khá khó nhằn. Hiện nay có 12 tiêu chuẩn VietGAP phổ biến mà mỗi đơn vị muốn có được chứng nhận này cần đạt được. Kamereo cũng là một ứng viên và không có một ngoại lệ nào cả.

Có thể nói điều kiện khí hậu và điều kiện nuôi dưỡng ảnh hưởng tương đối nhiều đến khả năng phát triển và dưỡng chất của sản phẩm nông sản. Vì thế, yếu tố địa lý hay vùng đất sản xuất là một trong những tiêu chí đánh giá phổ biến. Đà Lạt chính là một vùng đất nổi tiếng, nơi có điều kiện tự nhiên tốt để thâm canh nhiều loại rau và trái cây với quy trình sản xuất hiệu quả. Tại Kamereo, có đến 70% nông trại hợp tác với nhà Tắc Kè Xanh đều nằm ở Đà Lạt.

Thực phẩm sạch ngày nay luôn là ưu tiên hàng đầu cho sức khỏe, yếu tố “sạch” ở đây chính là hàm lượng hóa chất được sử dụng để nuôi trồng các sản phẩm nông sản. Các sản phẩm nông sản với dư lượng hóa chất gây ra những tác động xấu đáng kể. Chính vì vậy, để có được chứng nhận VietGAP, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Trong đó, các yêu cầu nổi bật có thể kể đến như:

  • Chỉ được mua thuốc BVTV có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam do bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn ban hành.
  • Chỉ mua các loại thuốc phòng trừ bệnh hại cây ăn quả có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên cây ăn quả ở Việt Nam.
  • Các loại thuốc sau khi mua, tiếp nhận phải được đưa vào bảo quản tại kho để kiểm soát.
  • Thuốc BVTV phải tuân theo các quy định về chất lượng.
  • Thông tin về việc mua, bảo quản và sử dụng thuốc phải được ghi chép đầy đủ vào sổ ghi chép nhật ký theo mẫu quy định.
  • Người lao động sử dụng thuốc BVTV phải được tập huấn về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV và các biện pháp an toàn trong quá trình sử dụng.

Nếu như việc kiểm soát sử dụng hóa chất trước khi nuôi trồng là quan trọng thì việc quản lý và xử lý chất thải sau đó cũng cần thiết không kém. Tại các nông trại đạt chuẩn VietGAP của Kamereo đều phải tuân thủ các quy tắc đảm bảo an toàn như:

  • Các chất thải nguy hiểm (hoá chất quá hạn, vỏ bao bì hoá chất,…) cần phải thu gom tập trung và gửi đi xử lý bởi các cơ quan chuyên trách.
  • Hệ thống nước thải, khu vực chứa rác thải phải được xây dựng để đảm bảo không gây nhiễm bẩn cho vùng sản xuất và khu vực nhà xưởng sau thu hoạch. 
  • Các chất thải hữu cơ cần được xử lý (ủ hoai mục) làm nguồn phân hữu cơ bổ sung cho đất. Khu vực ủ phải được cách ly và đảm bảo không gây ô nhiễm cho vùng sản xuất. 
  • Các chất thải vô cơ không hoặc khó phân hủy cần thu gom để đưa đi tái chế hoặc phối hợp với các công ty môi trường đô thị để có biện pháp xử lý.

Mục đích là nhằm thiết lập biện pháp quản lý thích hợp để tuân thủ các yêu cầu của VietGAP giảm thiểu rủi ro ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý đối với sản phẩm khi thu hoạch tại Công ty.

– Thiết bị dụng cụ thu hái phải được làm từ vật liệu không gây ô nhiễm cho sản phẩm.

– Sản phẩm sau khi thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất

– Sản phẩm chứa trong sọt không được lèn chặt, chánh dập nát

– Dụng cụ chứa đựng sản phẩm không được đặt trức tiếp xuống đất để tránh nguy cơ ô nhiễm.

– Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi xếp bao bì chứa sản phẩm. 

– Không vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa có nguy cơ ô nhiễm sản phẩm.

– Phải thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương tiện vận chuyển.

Đây là một tiêu chí quan trọng không kém trong việc kiểm soát nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Tuân theo quy định này, Kamereo chịu trách nhiệm và phải tự kiểm tra hoặc tự thuê kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất ghi chép và lưu trữ hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa. 

 – Hồ sơ phải được thiết lập chi tiết cho từng các khâu trong thực hành VietGAP và được lưu trữ tại cơ sở sản xuất.

– Hồ sơ phải được lưu trữ ít nhất hai năm hoặc đã lâu hơn nữa khi có khách hàng yêu cầu hoặc cơ quan quản lý.

– Sản phẩm sản xuất theo VietGAP phải được ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất. Vị trí và mã số lô sản xuất phải được  lập hồ sơ và lưu trữ.

– Bao bì, túi đựng sản phẩm phải có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng.

Trên đây là một trong những “checklist” đại diện mà các đơn vị cần thực hiện để nhận được chứng nhận VietGAP. Cùng theo dõi các bài viết mới nhất từ Kamereo nhé!

Mời bạn khám phá một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP tại Kamereo nhé!

Các loại Cà chuaCác loại Ớt chuôngCà TímCủ Dền
Xà Lách MỹXà Lách RomaineXà Lách Lolo Xanh
Dưa LeoBí NgòiCà RốtCủ Cải
5/5 - (1 vote)
Tác giả

Nếu bạn có ý kiến/ gợi ý khác, hãy cho Kamereo biết nhé: