Chuyển tới nội dung
Trang chủ > Blog > Mẹo Vặt Cuộc Sống > Phân biệt 4 điểm khác biệt của rau muống “nước” và “cạn” cùng Kamereo

Phân biệt 4 điểm khác biệt của rau muống “nước” và “cạn” cùng Kamereo

  • Mai Phương 
  • 8 min read
  • 118025 Views

Có khi nào bạn đảm nhiệm là “người đi chợ” mua rau muống nhưng oái oăm khi bước đến cửa hàng thì không biết nên mua loại nào không? Có khi nào khi bạn được bảo đi mua rau muống cạn nhưng lại mua nhầm thành rau muống nước không? 

Table of Contents

  1. Phần 1. Phân biệt 4 điểm khác biệt giữa rau muống cạn và rau muống nước
    1. 1.1. Phân biệt rau muống cạn
      1. 1. Tên gọi và môi trường sống:
      2. 2. Đặc điểm thân rau:
      3. 3. Đặc điểm lá rau:
    2. 1.2. Phân biệt rau muống nước
      1. 1. Tên gọi và môi trường sống:
      2. 2. Đặc điểm thân rau:
      3. 3. Đặc điểm lá rau
  2. Phần 2.  Gợi ý các món ăn với rau muống
    1. Rau muống xào tỏi
    2. Canh rau muống
    3. Gỏi rau muống
      1. Bước 2: Làm nước trộn gỏi
      2. Bước 3: Làm gỏi rau muống

Rau muống là một loại món ăn bổ dưỡng và được yêu thích bởi nhiều người vì giá thành rẻ và dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn. Tuy nhiên, đôi khi bạn lại thấy có những loại rau muống khác nhau nhưng chưa thể phân biệt được. Hoặc có khi nào bạn gặp tình huống oái oăm phía trên không? Cùng Kamereo khám phá 4 điểm khác biệt của rau muống “nước” và “cạn” trong bài viết này nhé!

Rau muống là một loại rau ăn lá và là thực vật bán thủy sinh, mọc bò ở mặt nước hoặc trên cạn. Chúng có thân rỗng theo từng đốt rỗng bên trong, đặc điểm chung là vị trí giữa các đốt là một lá và có thể đâm mầm, hoa hoặc rễ.  Rau muống có lá hình ba cạnh, đầu nhọn, đôi khi hẹp và dài.

Ở Việt Nam, rau muống có hai loại là cạn và nước. Điểm thú vị là chúng là loài rau bán thủy sinh, tức là chúng đều có thể sinh trưởng ở môi trường ngập nước hoặc cạn nước, tuy nhiên với mỗi loại ở các môi trường phù hợp sẽ cho năng suất tốt hơn. 

1.1. Phân biệt rau muống cạn

1. Tên gọi và môi trường sống:

Rau muống trắng có tên gọi khác là rau muống lá tre, rau muống cạn, thường phát triển tốt và cho năng suất cao khi được trồng trên ruộng cạn. Mặc dù giống rau muống này có thể trồng ở các ruộng trũng ngập nước hay trồng trong nước nhưng hiệu quả không tốt bằng cây rau muống nước nên ít người trồng rau muống cạn trong nước.

2. Đặc điểm thân rau:

Cây rau muống cạn có thân dài, thẳng với nhiều đốt rỗng. Thân rau muống cạn đôi khi có những nốt sần nhưng cũng có cây thân trơn. 

3. Đặc điểm lá rau:

Lá cây rau muống cạn có hình mũi tên và cuống dài nối với đốt. Do hình dáng của lá rau muống cạn khá giống lá tre nên nhiều người quen gọi giống rau muống này là rau muống lá tre.

phan-biet-rau-muong-can

1.2. Phân biệt rau muống nước

1. Tên gọi và môi trường sống:

Rau muống nước còn được gọi là rau muống tía (hay rau muống đỏ, rau muống lá to). Chúng thường được trồng (hoặc mọc tự nhiên) ở nơi có nguồn nước dồi dào được gọi là rau muống nước như trên ruộng cao, ruộng trũng, ruộng ngập nước hay thậm chí thả bè trên ao hồ, sông đều được. 

2. Đặc điểm thân rau:

Rau muống nước có thân thường to, mập với màu đỏ tía hoặc màu xanh lá. Lá rau muống nước có hình mũi tên bản rộng, những lá to nhìn như hình trái tim dài. 

3. Đặc điểm lá rau

Rễ của rau muống mọc ra từ vị trí nối của các đốt trên thân nên cây rau muống có thể trồng bằng phương pháp giâm cành rất tốt. 

Cây rau muống nước có lá màu xanh nhưng thân thì có thể có màu đỏ, màu tía hay màu xanh lá nên nhiều người còn gọi loại rau muống này là rau muống đỏ hay rau muống tía.

phan-biet-rau-muong-nuoc

Hẳn đây là phần mong chờ nhất của mọi người khi đang nghĩ về các món ăn từ rau muốn đúng hông? Cùng lên ngay thực đơn cho bữa tối với các gợi ý từ Kamereo nhé!

Rau muống xào tỏi

Chỉ với ba nguyên liệu cơ bản là rau muống, bơ và tỏi, cùng một số gia vị thông dụng là bạn đã có thể làm món rau muống xào tỏi siêu đơn giản mà bắt cơm vô cùng.

Bạn chỉ cần xào thơm tỏi rồi cho rau muống đã sơ chế vào xào chung, nêm nếm gia vị cho vừa miệng là xong. Lưu ý là bạn nên xào rau muống vừa chín tới thì tắt bếp liền, tránh xào quá lâu làm rau muống xỉn màu, không còn giòn.

Thành phẩm sẽ là một dĩa rau muống chín tới vẫn giữ được màu xanh, giòn sần sật. Từng cọng rau muống áo một lớp bơ bóng bẩy thơm nức mũi. 

Canh rau muống

Vào những ngày nắng nóng hoặc mát trời, món canh rau muống luôn là gợi ý tuyệt vời. Rau muống có thể kết hợp với nhiều “topping” khác nhau và tạo ra nhiều món canh đa dạng như canh rau muống tôm khô, canh rau muống cà chua, canh rau muống chay…

Kamereo sẽ gợi ý bạn cách nấu món canh rau muống mực cực kỳ đơn giản. Nguyên liệu cần thiết cho món này bao gồm rau muống, mực, xả, hành tím.

Trước khi nấu, chúng ta cần sơ chế và làm sạch nguyên liệu. Đối với mực cần được làm sạch và rửa lại nhiều lần với nước lạnh. Nếu mực nhỏ thì bạn có thể nấu nguyên con, còn mực lớn thì thái miếng vừa ăn.

Đến bước nấu ăn rồi đây!

Bắc nồi nước lên bếp, bỏ thêm sả cùng ít muối đun sôi vài phút rồi vớt sả ra. Sau đó cho mực vào cùng cho sôi 1-2 phút thì cho phần rau muống vào. Nêm gia vị với 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột nêm, bạn có thể điều chỉnh sao cho vừa với khẩu vị của mình. Và thành phẩm là bạn sẽ có được tô canh mực rau muống thơm ngon.

cac-mon-an-voi-rau-muong

Gỏi rau muống

Nguyên liệu của món này bao gồm rau muống, đậu phộng rang sẵn, 2 trái chanh, ớt, tỏi và các loại gia vị.

Bước 1: Bắt tay vào bước sơ chế:

Các nguyên liệu phụ bạn chỉ cần sơ chế và thái cắt nhỏ đơn giản.

Với rau muống, sau khi mua về thì nhặt bỏ phần lá và dùng chày đập dập phần thân rau. Sau đó bạn cắt khúc vừa ăn. Sau đó tiếp tục dùng chày đập hơi dập nhẹ phần thân.

Bạn cho rau vào tô, thêm 1 muỗng cà phê muối hột và giấm vào sau đó dùng tay trộn đều. Kế tiếp thêm nước vào ngâm khoảng 5 phút.

Để rau muống được giòn hơn thì sau khi ngâm nước muối xong, thì rửa sạch lại với nước, cho đá lạnh vào tô rau muống, ngâm trong 10 phút.

Mẹo hay: Bạn cũng có thể dùng rau muống đã trụng qua nước sôi để làm món gỏi này. Sau khi trụng rau muống với nước sôi, thì vớt rau ra, cho vào trong tô nước đá, ngâm trong 10 phút thì rau muống vẫn giữ được độ giòn nhé.

Bước 2: Làm nước trộn gỏi

Cho vào tô nước cốt 2 quả chanh, 1/2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, tỏi và ớt băm rồi trộn đều cho các gia vị hòa quyện vào nhau.

Bước 3: Làm gỏi rau muống

Bạn dùng tay bóp rau muống cho ráo nước rồi cho vào tô. Tiếp đó cho hỗn hợp nước trộn gỏi vào trong rau muống, trộn đều hòa quyện. Sau đó bạn vắt phần nước của rau muống đi.

Vậy là bạn đã đi qua 3 món ăn từ rau muống gợi ý bởi Kamereo rồi nè. Hy vọng sau bài viết này bạn có thể nhiều thông tin bổ ích về phân biệt các loại rau muống và có lựa chọn tốt hơn khi mua hàng. Bạn cũng có thể mua những bó rau muống tươi ngon nhất ngay tại Kamereo nhé! Hãy theo dõi Kamereo để cập nhật thông tin mới nhất từ chúng tôi nha.

5/5 - (1 vote)
Chia sẻ bài viết
Tác giả