Chuyển tới nội dung
Trang chủ > Blog > Tư Vấn Sản Phẩm > Tổng hợp các loại cá nước ngọt phổ biến tại Việt Nam

Tổng hợp các loại cá nước ngọt phổ biến tại Việt Nam

Tổng hợp các loại cá nước ngọt phổ biến tại Việt Nam

Khoảng 41,24% loài cá trên thế giới được tìm thấy ở môi trường nước ngọt. Theo đó, cá nước ngọt chủ yếu sống trong nước có độ mặn dưới 0,05% như: sống, hồ. Với hệ thống sông ngòi chằng chịt ở Việt Nam, sự đa dạng các giống cá cũng cao hơn. Hãy cùng Kamereo tìm hiểu các loại cá sống ở nước ngọt trong bài viết sau đây! 

Cá trích

Cá trích có danh pháp khoa học là Sardinella, thuộc họ Clupeidae. Giống cá này có hình dạng tương tự cá mai nhưng lớn hơn, với thân dài, xương nhỏ và lớp da hơi ánh xanh. Đặc trưng của cá trích là hai hàm bằng nhau, răng nhỏ, vảy tròn mỏng dễ rụng và sống bụng có răng cưa. Chúng thường bơi ở tầng nước mặt, di chuyển nhanh nhờ phần đuôi khỏe.

Hiện tại, cá trích được xếp vào nhóm cá xương có thân nhỏ. Theo ghi chép lịch sử, loài cá này là một trong những loài tồn tại qua thảm họa tuyệt chủng cuối kỷ Phấn trắng. Điều này giúp cá trích tiếp tục phát triển và xuất hiện đến ngày nay.

Ở Việt Nam, cá trích được phân loại theo hình dạng khi đánh bắt. Cá trích ve có mình lép, nhiều vảy trắng xanh với phần thịt trắng, béo, thơm nhưng nhiều xương. Trong khi đó, cá trích lầm có thân tròn, ít vảy, thịt đỏ hơn nhưng lại không thơm ngon bằng cá trích ve. Ngoài ra, người dân miền Trung còn gọi cá trích nhỏ là cá de, cá lớn hơn được biết đến với tên cá Mắt Tráo.

Cá trích có thân dài với màu ánh xanh đặc trưng
Cá trích có thân dài với màu ánh xanh đặc trưng

Cá chép

Cá chép (danh pháp khoa học: Cyprinus carpio) là loài cá nước ngọt phổ biến trên toàn thế giới, có quan hệ họ hàng với cá vàng. loài cá này có thể đạt chiều dài lên đến 1,2m và nặng tới 37,3kg. Đặc biệt, tuổi thọ của cá chép có thể lên đến 47 năm. 

Hầu hết cá chép thường sống theo bầy trong môi trường nước chảy chậm với nhiều thực vật mềm như: rong, rêu,… Bên cạnh đó, loài cá này sinh trưởng tốt trong nước ngọt hoặc nước lợ, ở nhiệt độ từ 3 đến 24°C. 

Cá chép được chia thành nhiều giống với đặc điểm khác nhau như: cá chép kính (không có vảy hoặc chỉ có một hàng vảy dọc theo thân), cá chép nhiều vảy (loại ăn tạp phổ biến) và cá chép da (chỉ có vảy gần vây lưng). 

Về giá trị dinh dưỡng, cá chép chứa nhiều vitamin và omega-3, đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai. Theo Đông y, loài cá này có vị ngọt, tính bình, tác dụng lợi niệu, an thai, thông sữa, giảm ho và suyễn. Trong ẩm thực Việt Nam, cá chép là nguyên liệu chính cho nhiều món ăn truyền thống như: cá chép om dưa, cá chép hấp bia, cháo cá chép,…

Cá chép là một loại cá nước ngọt phổ biến
Cá chép là một loại cá nước ngọt phổ biến

Cá thác lác

Cá thác lác (danh pháp khoa học: Notopterus notopterus) là loài cá nước ngọt thuộc họ Notopteridae, phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á. Chúng có thân hình dẹt, dài với đuôi nhỏ và vảy phủ toàn thân. Bên cạnh đó, miệng cá thác lác khá lớn, mõm ngắn và bằng. 

Thịt cá thác lác nổi tiếng với độ dai, ngọt và ít xương. Đây là nguyên liệu ưa chuộng trong nhiều món ăn như: chả cá thác lác, lẩu cá thác lác khổ qua, cá thác lác chiên,… Theo y học cổ truyền, cá thác lác có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, ích thận tráng dương, trừ phong thấp, giảm đau và nhuận trường. 

Để chọn mua cá thát lát tươi ngon nên chọn cá có mắt sáng trong, vảy bóng, thịt đàn hồi và mùi tanh tự nhiên. Tránh mua cá có mắt mờ, vảy xỉn màu hoặc có mùi lạ.

Cá thác lác có thịt dai ngon và ít xương
Cá thác lác có thịt dai ngon và ít xương

Cá chạch

Cá chạch còn được gọi là cá nhét – một loại cá nước ngọt sống ở tầng đáy của các con sông thuộc khu vực châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Loài cá này có thân hình dài, dẹt, da trơn và thường được ví như “nhân sâm dưới nước” nhờ giá trị dinh dưỡng cao. 

Thịt cá chạch dai, ngọt, giàu chất đạm, canxi, phốt pho và các vitamin, ít chất béo, rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho thận và gan. Trong ẩm thực, cá chạch được chế biến thành nhiều món ngon như: cá chạch kho nghệ, cá chạch nướng, cháo cá chạch, cá chạch chiên giòn,… 

Để chọn mua cá chạch tươi ngon, nên chọn những con có thân hình tròn, da trơn bóng, không trầy xước, mắt trong suốt và còn sống hoặc vừa mới chết. Tránh mua cá có mùi hôi, thân mềm nhũn hoặc có dấu hiệu ươn hỏng.

Cá chạch có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng rất ít chất béo
Cá chạch có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng rất ít chất béo

Cá nheo

Cá nheo thuộc họ cá da trơn (Siluridae), loài cá nước ngọt phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Việt Nam. Chúng có thân hình dài, da trơn, không vảy, màu xám hoặc nâu với phần bụng nhạt màu hơn. Đặc điểm nổi bật của cá nheo là đầu dẹt, miệng rộng và có râu dài quanh miệng, giúp tìm kiếm thức ăn trong môi trường nước đục.

Thịt cá nheo dai, ngọt, giàu protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt, loài cá này có tác dụng trong việc phòng chống một số bệnh lý liên quan đến tim mạch như: nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch. Trong ẩm thực Việt Nam, cá nheo được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: cá nheo om chuối đậu, cá nheo nấu canh chua măng, cá nheo nướng và cá nheo kho tộ. 

Cá nheo thuộc cá da trơn với đặc điểm không vảy
Cá nheo thuộc cá da trơn với đặc điểm không vảy

Cá trê

Cá trê là loài cá da trơn thuộc họ Clariidae, sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt như sông, hồ và ao. Chúng có thân hình dài, da trơn không vảy, màu sắc đa dạng từ xám đến nâu, với phần bụng nhạt màu hơn. Đặc điểm nổi bật của cá trê là đầu dẹt, miệng rộng và có râu dài quanh miệng giúp tìm kiếm thức ăn trong môi trường nước đục.

Thịt cá trê giàu protein, ít chất béo, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất như: vitamin B12, omega-3, photpho, canxi và sắt. Việc tiêu thụ loài cá này thường xuyên có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm: hỗ trợ giảm cân, cải thiện thị lực, tăng cường hệ thần kinh và hệ xương. Trong ẩm thực Việt Nam, cá trê được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn từ nướng riềng mẻ, kho tiêu, kho gừng, kho nghệ đến canh chua.

Cá trê dùng râu để tìm kiếm thức ăn ở vùng nước đục
Cá trê dùng râu để tìm kiếm thức ăn ở vùng nước đục

Cá ngát

Cá ngát (danh pháp khoa học: Plotosus canius), thuộc họ Cá da trơn (Plotosidae), có khả năng thích nghi với cả môi trường nước ngọt và nước lợ. Thời điểm sinh sản chủ yếu của loài cá này thường diễn ra từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm.

Về hình dáng, cá ngát khá giống cá trê, nhưng lớn và có nhiều râu hơn. Điểm khác biệt nổi bật là loài này không có vây béo, trong khi phần đuôi kéo dài, mang hình dáng giống đuôi lươn và kết thúc bằng đầu nhọn hoặc tròn tùy từng loài. Một số cá ngát có nọc độc ở gai, đặc biệt ở hai ngạnh cứng nhọn cạnh mang. Vì vậy, cần xử lý cẩn thận khi chế biến để đảm bảo an toàn.

Cá ngát có hình dáng khá tương đồng với cá trê
Cá ngát có hình dáng khá tương đồng với cá trê

Cá tra

Cá tra (danh pháp khoa học: Pangasianodon hypophthalmus) là loài cá da trơn thuộc họ Pangasiidae. Loài cá này phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Mê Kông và sông Chao Phraya. Đặc biệt, cá tra có khả năng thích nghi với cả môi trường nước ngọt và nước lợ. 

Về hình dáng, cá tra có thân dài, không vảy, màu sắc đen xám với bụng hơi bạc. Bên cạnh đó, đầu chúng to, dẹt và bè ra hai bên, miệng rộng với hai đôi râu dài. Mặt lưng có màu xanh đậm, bụng dài và to hơn cá basa. Đáng chú ý, vây dưới bụng có màu hồng nhạt. Trong tự nhiên, cá tra có thể đạt chiều dài lên đến 1,8 mét và sống trên 20 năm. Cá tra có cơ quan hô hấp phụ, cho phép chúng sống được ở những ao hồ chật hẹp, thiếu oxy, nên có thể nuôi với mật độ rất cao. 

Cá tra là một trong những loài cá nuôi quan trọng ở Việt Nam, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngành nuôi và chế biến loài cá này đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng, đóng góp lớn vào xuất khẩu thủy sản. Thịt cá tra có màu trắng vàng, giá thành thấp nhất trong các loại cá thuộc họ cá tra và được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau.

Cá tra có giá trị kinh tế cao, đóng góp lớn vào xuất khẩu
Cá tra có giá trị kinh tế cao, đóng góp lớn vào xuất khẩu

Cá lăng

Cá lăng thuộc họ cá da trơn với khoảng 245 loài, sinh sống chủ yếu ở môi trường nước ngọt và nước lợ. Loài cá này thường cư trú dưới tầng đáy hoặc những khu vực nhiều bùn, phù sa và nơi dòng nước chảy chậm.

Về hình dáng, cá lăng có kích thước lớn, chiều dài có thể đạt đến 1,5m và nặng khoảng 10 – 30kg. Điểm nổi bật của loài cá này là thân thuôn dài và không vảy. Bên cạnh đó, cá lăng có vây lưng với một gai phía trước, vây ức có răng cưa và vây mỡ bao quanh thân. Đầu cá hơi bẹt kèm theo bốn cặp râu dài, tạo nên vẻ ngoài đặc trưng của loài cá này.

Cá lăng sống ở cả vùng nước ngọt và nước lợ
Cá lăng sống ở cả vùng nước ngọt và nước lợ

Cá đù

Cá đù còn được gọi là cá lù đù, thuộc họ Sciaenidae trong bộ cá vược (Perciformes). Trên thế giới, họ cá này bao gồm khoảng 270 loài trong 70 chi. Tại Việt Nam, có khoảng 20 loài cá đù, trong đó cá lù đù bạc (Argyrosomus argentatus) chiếm sản lượng lớn trong tổng số cá khai thác được ở vịnh Bắc Bộ. Loài cá này sinh sống chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Điểm nổi bật của cá đù là thịt dày, vị ngọt nên được ưa chuộng rộng rãi trong ẩm thực. Một trong những sản phẩm phổ biến là khô cá đù một nắng, được chế biến bằng cách làm sạch cá, phơi dưới nắng giòn để bề mặt khô nhưng bên trong vẫn mềm, dẻo. 

Khô cá đù một nắng ngoài giòn, trong mềm thơm ngon
Khô cá đù một nắng ngoài giòn, trong mềm thơm ngon

Cá hường

Cá hường còn gọi là cá mùi (danh pháp khoa học: Helostoma temminckii), thuộc họ Helostomatidae. Loài cá này phân bố chủ yếu ở các sông và hồ nước ngọt, đặc biệt phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Đặc biệt, cá hường có thể đạt trọng lượng từ 120 đến 150g sau 6 tháng nuôi. 

Về hình dáng, cá hường có thân dài, màu sắc thay đổi từ vàng đến hồng, với lớp vảy nhỏ và cứng. Loài cá này có thịt trắng, mềm, ít tanh và giàu dinh dưỡng. Vì vậy, cá hường được ưa chuộng trong ẩm thực với các cách chế biến như: chiên sả ớt, kho tiêu, nấu canh chua hoặc làm gỏi.

Cá hường khá phổ biến tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Cá hường khá phổ biến tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cá rô đồng

Cá rô đồng (danh pháp khoa học: Anabas testudineus) sinh sống ở môi trường nước ngọt cùng với nước lợ như: ao, hồ và sông suối. Kích thước lớn nhất của cá rô đồng có thể đạt tới 250 mm. 

Về hình dạng, cá rô đồng có màu xanh từ xám đến nhạt, phần bụng sáng hơn phần lưng, với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang. Nắp mang cá có hình răng cưa với một cơ quan hô hấp đặc biệt bên dưới gọi là mang phụ cho phép hấp thụ oxy trong không khí.

Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai và ngon, được ưa chuộng trong ẩm thực Việt Nam. Đặc biệt, loài cá này ăn tạp, dễ nuôi trong ao, hồ, ruộng trũng hoặc hệ thống lồng bè. Sau khoảng 4 – 5 tháng nuôi, cá rô đồng có thể xuất bán và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá rô đồng ăn tạp cả thực vật và động vật
Cá rô đồng ăn tạp cả thực vật và động vật

Cá rô phi

Cá rô phi (danh pháp khoa học: Oreochromis niloticus) thuộc họ Cichlidae, có nguồn gốc từ châu Phi và Trung Đông. Loài cá này được nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam nhờ khả năng sinh trưởng nhanh và dễ nuôi. Cá rô phi có thể sống trong môi trường nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Sau khoảng 6-7 tháng nuôi, cá có thể đạt trọng lượng từ 1,2 đến 1,5 kg. 

Về ngoại hình, cá có thân hình dẹp bên, màu sắc thay đổi từ xanh xám đến bạc, với các vạch sọc ngang trên thân. Cá rô phi là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, chứa ít calo và chất béo. Việc tiêu thụ cá rô phi có thể giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. 

Cá rô phi được nuôi khá phổ biến tại Việt Nam
Cá rô phi được nuôi khá phổ biến tại Việt Nam

Cá sặc

Cá sặc (danh pháp khoa học: Trichopodus pectoralis) là loài cá nước ngọt thuộc họ Osphronemidae, phổ biến tại các đầm lầy và cánh đồng cạn ở Đông Nam Á, đặc biệt là miền Nam Việt Nam. Loài cá này thường sống ở các vùng nước ngọt như: sông, suối, ao hồ và đầm lầy. 

Với thân thuôn dài, dẹp bên, cá sặc có chiều dài khoảng 10 – 15cm. Đặc biệt, loài cá này có màu sắc đa dạng từ vàng nâu, đỏ, xanh đến tím và điểm thêm các vạch sọc ngang. Đặc trưng ngoại hình của cá sặc gồm vây ngực dài, vây đuôi xẻ thùy và hai râu kéo dài từ cổ đến đuôi.

Trong ẩm thực, cá sặc được đánh giá cao nhờ thịt ngọt, dai nhẹ, phù hợp với nhiều món ăn truyền thống. Ở miền Tây Nam Bộ, loài cá này thường được chế biến thành các món như: chiên giòn, kho tộ, nướng hoặc làm khô để bảo quản lâu dài. Nhờ những đặc điểm này, cá sặc không chỉ có giá trị kinh tế mà còn là nguồn nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày.

Cá sặc có kích thước nhỏ với những sọc nổi bật
Cá sặc có kích thước nhỏ với những sọc nổi bật

Cá tai tượng

Cá tai tượng (danh pháp khoa học: Osphronemus goramy) cũng là một loài cá nước ngọt thuộc họ Osphronemidae, thường sinh sống ở các vùng nước lặng, nhiều cây thủy sinh của Đông Nam Á. Loài cá này có khả năng chịu đựng trong môi trường nước tù thiếu oxy và cả nước lợ với độ mặn lên đến 6‰. 

Hiện nay, cá tai tượng được biết đến là một trong những loài cá nước ngọt có kích thước lớn với chiều dài có thể đạt tới 35cm và trọng lượng khoảng 1 kg trong điều kiện nuôi tốt. Ngoại hình cá đặc trưng với thân dẹp bên, màu sắc từ xám bạc đến xanh đậm, cùng các vây có màu sắc tương phản bắt mắt.

Cá tai tượng là nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, đặc biệt tại miền Tây Nam Bộ. Với phần thơm ngon, chắc ngọt và giàu dinh dưỡng, cá thích hợp để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như: cá tai tượng chiên xù, nướng, kho tộ hoặc làm khô để bảo quản lâu dài. Sự kết hợp giữa giá trị dinh dưỡng và hương vị độc đáo đã khiến cá tai tượng trở thành một món ăn đặc sản được yêu thích.

Cá tai tượng là một trong những loài cá nước ngọt có kích thước lớn
Cá tai tượng là một trong những loài cá nước ngọt có kích thước lớn

Cá lóc

Cá lóc (danh pháp khoa học: Ophiocephalus striatus) thuộc bộ cá quả, còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối, cá sộp hoặc cá lóc bông. Loài cá này thường sống ở các khu vực có dòng nước chảy yếu hoặc vùng nước tĩnh như: ao hồ, đồng ruộng và kênh mương. Cá lóc có khả năng thích nghi tốt với nhiều môi trường khác nhau từ các vùng nước cạn đến nước sâu nhờ khả năng chịu đựng điều kiện khắc nghiệt.

Thân cá lóc có hình trụ dài, miệng rộng và hàm răng sắc nhọn. Đặc điểm ngoại hình của cá thay đổi tùy theo môi trường sống. Đối với cá lóc sống ở ruộng cạn thường có vảy trên đầu và lưng mang màu đen ánh vàng. Trong khi đó, cá ở vùng nước sâu lại có vảy đầu và lưng màu đen, còn phần vảy dưới bụng mang sắc trắng. 

Cá lóc có khả năng thích nghi cao với điều kiện của môi trường sống
Cá lóc có khả năng thích nghi cao với điều kiện của môi trường sống

Cá bống

Cá bống là tên gọi chung cho nhiều loài cá vây tia thuộc phân bộ Gobioidei trong bộ cá vược (Perciformes), với kích thước dao động từ nhỏ đến trung bình. Loài cá này sinh sống chủ yếu ở các bãi bùn ven biển và có khả năng thích nghi trong cả môi trường nước lợ và nước ngọt. Đặc điểm, cá bống nổi bật với phần đầu to, thân thon và các vây tia đặc trưng.

Trong ẩm thực Việt Nam, cá bống là nguyên liệu quen thuộc, đặc biệt ở các vùng ven biển. Với thịt thơm ngon, loài cá này được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: cá bống kho tiêu, chiên giòn, nướng hoặc làm khô để bảo quản và sử dụng lâu dài. Những món ăn từ cá bống không chỉ đậm đà hương vị mà còn mang nét đặc trưng của ẩm thực địa phương.

Cá bống là tên gọi chung của loài cá vây tia
Cá bống là tên gọi chung của loài cá vây tia

Cá chim trắng

Cá chim trắng (danh pháp khoa học: Trachinotus blochii) là loài cá biển thuộc họ cá chim (Carangidae), phân bố rộng khắp các vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Chúng thường sinh sống ở vùng biển ven bờ với đáy cát hoặc bùn, đồng thời có khả năng thích nghi với môi trường nước lợ, làm tăng phạm vi sinh sống của chúng.

Trong điều kiện tự nhiên, cá chim trắng có thể đạt kích thước trung bình từ 4 đến 6kg. Thân cá có dạng dẹp bên, màu sắc bạc hoặc trắng đặc trưng, ít vảy, vây ngực dài và vây đuôi chẻ. Trong ẩm thực Việt Nam, cá chim trắng được ưa chuộng nhờ thịt thơm ngon, chắc ngọt, đồng thời giàu dinh dưỡng, phù hợp để chế biến đa dạng các món ăn như: nướng, chiên, kho hoặc làm khô để bảo quản.

Cá chim trắng có ngoại hình dẹp bên và màu sắc đặc trưng
Cá chim trắng có ngoại hình dẹp bên và màu sắc đặc trưng

Cá trắm đen

Cá trắm đen (danh pháp khoa học: Mylopharyngodon piceus) là loài cá nước ngọt thuộc họ Cá chép, phân bố rộng rãi ở các quốc gia châu Á. Loài cá này thường sống trong môi trường nước ngọt như: ao và hồ. Đặc biệt, cá trắm đen ưa thích các vùng nước tĩnh lặng, ít khi nổi lên mặt nước.

Khi trưởng thành, cá trắm đen có thể đạt chiều dài từ 60 đến 120cm, trọng lượng phổ biến khoảng 3-10kg. Chúng có thân hình dài, tròn, thon, màu đen đậm, phần lưng tối màu hơn, nhạt dần về phía bụng và vây lưng lớn chứa khoảng 7 – 9 tia. Trong ẩm thực Việt Nam, cá trắm đen rất được yêu thích nhờ thịt chắc, thơm ngon và ít xương dăm. Các cách chế biến có thể kể đến như: chiên, kho, nướng và hấp.

Cá trắm đen được ưa chuộng với nhiều cách chế biến khác nhau
Cá trắm đen được ưa chuộng với nhiều cách chế biến khác nhau

Cá trắm trắng

Cá trắm trắng (danh pháp khoa học: Ctenopharyngodon idella) hay còn gọi là cá trắm cỏ. Đây là loài cá nước ngọt thuộc họ cá chép, phổ biến tại các khu vực ao, hồ và sông lớn. Cá trắm trắng thường sống ở tầng nước giữa, thích nghi tốt với môi trường nước sạch và có thể chịu được dải nhiệt độ rộng từ 0 đến 35°C.

Khi cá trắm trắng trưởng thành có kích thước lớn, chiều dài tối đa đạt 1,5 mét và trọng lượng khoảng 45 kg. Chúng có thân hình thon dài với màu hông vàng lục nhạt, lưng nâu sẫm và bụng trắng xám nhạt đặc trưng. Đặc biệt, phần thịt cá có màu trắng hồng, ít xương và vây có vân trắng.

Cá trắm trắng sống ở tầng nước giữa của khu vực ao, hồ và sống lớn
Cá trắm trắng sống ở tầng nước giữa của khu vực ao, hồ và sống lớn

Cá trôi

Cá trôi (danh pháp khoa học: Labeo rohita) là loài cá nước ngọt thuộc họ cá chép, có nguồn gốc từ Nam Á, đặc biệt phổ biến ở Ấn Độ và các quốc gia lân cận. Tại Việt Nam, loài cá này được nuôi trồng rộng rãi, nhất là ở các tỉnh miền Bắc như: Hà Nội, Bắc Ninh và Hải Dương nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi từ các con sông lớn. Cá trôi ưa sống ở tầng nước giữa, sạch, dòng chảy nhẹ với nhiệt độ trong khoảng 0 – 35°C. 

Về hình dáng, cá trôi có thân hình cân đối, thuôn dần về phía đuôi, tạo nên dáng vẻ thon gọn và linh hoạt trong môi trường nước. Phần đầu của cá múp, dài vừa phải, với mõm tù hơi nhô ra và không có đường gấp nếp rõ rệt. Môi dưới và hàm dưới được phân tách bởi một rãnh nhỏ, làm tăng khả năng bắt mồi trong môi trường nước.

Cá trôi là một loài cá ăn tạp, sống chủ yếu ở vùng Nam Á
Cá trôi là một loài cá ăn tạp, sống chủ yếu ở vùng Nam Á

Cá mè

Cá mè ưa thích sống ở tầng nước giữa, trong môi trường nước sạch và giàu oxy. Loài cá này có khả năng chịu đựng trong phạm vi nhiệt độ khá rộng từ 0 đến 35°C. Điều này giúp cá mè thích nghi tốt với các vùng khí hậu khác nhau ở Việt Nam.

Đặc điểm dễ nhận biết của cá mè là thân hình dẹp, đầu to so với cơ thể, miệng rộng với các răng nhỏ. Bên cạnh đó, loài cá này có lớp vảy nhỏ màu trắng bạc tạo nên vẻ ngoài sáng bóng. Thịt cá mè rất giàu dinh dưỡng bao gồm: protein, axit béo không bão hòa, canxi, phốt pho, sắt, vitamin A, B1, B2, B3, B6, B12, C, D và E. Những dưỡng chất này không chỉ hỗ trợ sức khỏe tổng thể mà còn góp phần cải thiện hệ miễn dịch, tốt cho tim mạch và xương.

Cá mè giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Cá mè giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Lươn

Lươn (danh pháp khoa học: Monopterus albus) là loài cá nước ngọt thuộc họ Synbranchidae, có thân hình trụ dài, da trơn không vảy và thiếu vây chẵn. Chúng thường sống ở tầng đáy các ao hồ, sông suối và cả vùng nước lợ. Lươn trưởng thành thường dài từ 25 đến 40cm. Với cơ thể linh hoạt và da trơn, chúng dễ dàng luồn lách qua bùn đất để tìm kiếm thức ăn.

Thịt lươn giàu protein, vitamin A, B và các khoáng chất như: canxi, phốt pho, sắt tốt cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, thịt của loài này có tính cam ôn, bổ kinh tỳ vị, giúp bổ hư tổn, tăng cường gân cốt và khu phong trừ thấp. Lươn là nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam với nhiều món ngon như: cháo lươn, lươn xào sả ớt, lươn om chuối,…

Lươn có hình trụ dài và sống chủ yếu ở tầng đáy ao hồ, sông suối
Lươn có hình trụ dài và sống chủ yếu ở tầng đáy ao hồ, sông suối

Lời kết

Cá nước ngọt không chỉ mang lại giá trị dinh dưỡng vượt trội mà còn là nguồn cảm hứng bất tận trong ẩm thực Việt Nam. Mỗi món ăn đều góp phần làm phong phú thêm hương vị cuộc sống. Với sự đa dạng về cách chế biến và lợi ích sức khỏe, cá nước ngọt là sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn của mọi gia đình. Hãy theo dõi Ẩm Thực và Đời Sống để biết thêm nhiều thông tin hữu ích!

5/5 - (1 vote)
Chia sẻ bài viết
Nguyễn Đức Thạnh

Nguyễn Đức Thạnh

Nguyễn Đức Thạnh - SEO Content Writer tại Kamereo với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Anh thường xuyên chia sẻ các nội dung chuyên sâu về kinh doanh, ẩm thực, công nghệ, đời sống qua cái nhìn độc đáo và gần gũi. Hãy theo dõi Đức Thạnh để cùng bước vào hành trình khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!View Author posts