Chuyển tới nội dung
Trang chủ > Blog > Bí Kíp Kinh Doanh > Quán Cà Phê > Kinh nghiệm mở quán trà sữa chi tiết 12 bước cho người mới

Kinh nghiệm mở quán trà sữa chi tiết 12 bước cho người mới

Kinh nghiệm mở quán trà sữa

Mở quán trà sữa là cơ hội kiếm tối thiểu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, nhưng đòi hỏi bạn cần chuẩn bị một số thứ như: nguồn vốn, mặt bằng, nguyên vật liệu. Đặc biệt, chuyên môn và chiến lược là hai yếu tố quyết định đến thành công khi kinh doanh đồ uống này. Cùng Kamereo tìm hiểu mở quán trà sữa cần những gì và cần bao nhiêu vốn trong bài viết sau đây nhé!

Kinh nghiệm mở quán trà sữa là rất quan trọng để phát triển bền vững
Kinh nghiệm mở quán trà sữa là rất quan trọng để phát triển bền vững

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Đầu tiên, bạn cần nghiên cứu thị trường để xác định khách hàng mục tiêu. Điều này quyết định đến 99% thành công trong tương lai của quán trà sữa. Theo đó, bạn cần phải hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình là ai để có hướng phát triển phù hợp. Khi bạn muốn mở quán trà sữa, khách hàng tiềm năng thường được phân loại như sau:

  • Học sinh và sinh viên: Trà sữa là món ăn vặt rất phổ biến với giá cả phải chăng trong đời sống của giới trẻ ngày nay. Đối tượng này thường đi theo nhóm và chiếm khoảng 70% tổng khách hàng của bạn.
  • Các cặp đôi và gia đình: Chiếm khoảng 30% lượng khách hàng, thường đến quán vào buổi tối và các ngày nghỉ. Do đó, việc chuẩn bị nguyên liệu sẵn sàng để phục vụ lượng khách hàng lớn trong giai đoạn này là rất quan trọng.
Bạn nên xác định khách hàng mục tiêu ngay từ ban đầu
Bạn nên xác định khách hàng mục tiêu ngay từ ban đầu

Việc xác định khách hàng mục tiêu không đồng nghĩa rằng bạn sẽ từ chối phục vụ các nhóm đối tượng còn lại. Thay vào đó, bạn có thể linh động trong việc trang trí quán, áp dụng công thức pha chế phù hợp nhất với họ.

Bước 2. Chuẩn bị nguồn vốn để mở quán

Nguồn vốn luôn đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị mở quán. Vậy, mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn? Bạn nên liệt kê chi tiết các công việc hoặc nguyên vật liệu cần mua để hạn chế sai sót. Từ đó, bạn có thể xác định số tiền dự kiến đầu tư và phân phối vào các khoản chi hợp. Tổng vốn mở quán thường dao động từ 200 – 500 triệu đồng, tùy quy mô quán.

Bên cạnh đó, bạn nên chuẩn bị một khoản tiền dự phòng để duy trì hoạt động của quán trong giai đoạn đầu. Bời vì thời điểm này cần chi khá nhiều cho các hoạt động thu hút khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi cho đến khi quán ổn định. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị vững vàng về mặt tài chính để đối mặt với các thách thức sẽ đối mặt trong tương lai.

Bạn cần chuẩn bị nguồn vốn để mở và phát triển quán 
Bạn cần chuẩn bị nguồn vốn để mở và phát triển quán

Bước 3: Xây dựng thực đơn

Nhiều người thường mắc sai lầm trong việc thiết kế menu sau khi khai trương quán trà sữa. Dưới đây là những lý do bạn nên thực hiện bước này ngay từ đầu:

  • Khách hàng có ấn tượng tốt ngay từ đầu, tăng cơ hội quay trở lại vào lần sau.
  • Có nhiều thời gian để nghiên cứu, thay đổi thực đơn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Linh động trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu phục vụ việc pha chế.

Một menu quán chất lượng nên được tổ chức thành các nhóm đồ uống cụ thể và có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Menu nên đa dạng về hương vị và bao gồm các món đồ uống thịnh hành, cũng như nhiều loại topping khác nhau.

Xây dựng menu từ đầu giúp bạn biết quán cần phát triển nào
Xây dựng menu từ đầu giúp bạn biết quán cần phát triển nào

Bên cạnh đó, bạn nên tham gia một khóa học pha chế ngay từ khi có ý định mở quán trà sữa. Điều này giúp bạn có đủ kiến thức để lựa chọn đồ uống nên có trong menu và tạo ra các mối quan hệ cần thiết để việc mở quán diễn ra thuận lợi hơn.

Bước 4: Tìm kiếm mặt bằng mở quán

Sau khi đã xác định được khách hàng mục tiêu ở bước 1, hãy tìm kiếm địa điểm phù hợp theo các tiêu chí sau:

  • Gần các Trường Tiểu học, THCS, THPT và Đại học của tỉnh/thành phố.·.
  • Nằm trong khu vực đông dân cư như: khu dân cư, chung cư,….
  • Gần hoặc bên trong các khu vui chơi, giải trí lớn của khu vực.

Bạn có thể thuê lại các mặt bằng cũ đã ngừng kinh doanh để sửa chữa. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu lý do họ không thành công để tránh đi lại vào vết xe đổ của chủ quán trước. Nếu không tìm thấy địa điểm lý tưởng với mức giá thuê hợp lý thì những khu vực có ít đối thủ cạnh tranh cũng là một lựa chọn tốt. Bạn chỉ cần đảm bảo là vị trí có đủ lượng khách hàng tiềm năng thường xuyên lui tới.

Lựa chọn mắt bằng quyết định không nhỏ đến yếu tố thành công
Lựa chọn mắt bằng quyết định không nhỏ đến yếu tố thành công

Bước 5: Lên ý tưởng quán

Sau khi đã tìm kiếm được mặt bằng, bạn nên bắt tay ngay vào việc tìm kiếm ý tưởng thiết kế và xây dựng quán trà sữa cho riêng mình. Hiện nay, có hai hình thức xây dựng thương hiệu phổ biến bao gồm:

Nhượng quyền thương hiệu

Hiện nay, nhiều chuỗi trà sữa lớn, nổi tiếng có hình thức nhượng quyền thương hiệu như: Dingtea, Gongcha, KOI, Chago,… Hình thức này mang lại nhiều ưu điểm khi có thể sử dụng tên tuổi của một thương hiệu nổi tiếng, giúp việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nhận được sự hỗ trợ của chuỗi, giúp đảm bảo chất lượng đồ uống theo một tiêu chuẩn nhất định.

Tuy nhiên, việc nhượng quyền thương hiệu thường yêu cầu chi phí đầu tư lớn. Số tiền cần để sử dụng thương hiệu và mua công thức thường từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, tùy giá trị của thương hiệu. Ngoài ra, hình thức nhượng quyền thương hiệu chỉ phù hợp tại các thành phố lớn. Trong khi các huyện hoặc ngoại ô thành phố thì không quá ưa chuộng do giá thành mỗi ly trà sữa khá cao.

Nhượng quyền thương hiệu là một hướng đi phổ biến trên thị trường
Nhượng quyền thương hiệu là một hướng đi phổ biến trên thị trường

Xây dựng thương hiệu riêng

Việc xây dựng thương hiệu riêng mang lại sự chủ động trong hoạt động kinh doanh và giúp tiết kiệm vốn đầu tư cho các khoản phí duy trì thương hiệu. Thay vào đó, bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 5 triệu đồng để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Còn về công thức đồ uống có thể học hỏi từ việc tham gia một khóa học pha chế uy tín với mức học phí khoảng 4 triệu.

Tuy nhiên, bạn sẽ gặp khó khăn hơn trong rong quá trình xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Điều quan trọng nhất là phải căn cứ vào đặc điểm của khách hàng tiềm năng. Nếu đối tượng của bạn là học sinh, sinh viên thì thiết kế nên mang phong cách trẻ trung và sử dụng nhiều màu sắc. Ngược lại, nếu bạn hướng tới các cặp đôi hoặc gia đình, việc tạo ra một không gian ấm cúng và lãng mạn sẽ thu hút họ hơn rất nhiều.

Bước 6: Thiết kế và thi công quán trà sữa

Trong quá trình thiết kế để mở quán trà sữa, bạn có thể tham khảo các ý tưởng trên internet như: Google tìm kiếm hình ảnh, Pinterest, iStock, Canva,… Sau khi đã định hình được ý tưởng, bước tiếp theo là hiện thực hóa chúng trên bản vẽ.

Nếu bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, việc thuê một đơn vị chuyên nghiệp là lựa chọn tốt nhất. Mức giá thường được tính theo diện tích, dao động tối thiểu 200.000 VNĐ/m2. Khi đã có bản thiết kế, bạn có thể tiến hành xây dựng, đừng quên thường xuyên giám sát để đảm bảo hạn chế sai sót trong thi công.

Lên ý tưởng thiết kế quán trà sữa như mong muốn của bạn
Lên ý tưởng thiết kế quán trà sữa như mong muốn của bạn

Bước 7 : Mua máy móc và thiết bị hỗ trợ

Việc sử dụng máy móc cùng thiết bị trong kinh doanh quán trà sữa giúp tối ưu hóa thời gian và chất lượng đồ uống. Tuy nhiên, bạn chỉ nên mua những sản phẩm thực sự cần thiết để hạn chế chi phí trong giai đoạn đầu. Dưới đây là một số máy móc và trang thiết bị mà bạn nên đầu tư:

  • Máy dập nắp: Có hai loại là máy tự động và thủ công tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn. Chi phí đầu tư cho máy này tối đa khoảng 12 triệu đồng, tùy model và tình trạng máy. 
  • Bình ủ trà: Đây là thiết bị không thể thiếu để bảo quản trà tốt nhất. Mỗi bình ủ trà thường có dung tích khoảng 12 lít, với chi phí tối thiểu 1 triệu đồng. 
  • Nồi nấu trà: Vật dụng không thể thiếu cho mọi quán trà sữa.
  • Máy làm lạnh: Giúp bảo quản nguyên vật liệu tươi mới, hạn chế tình trạng hư hỏng do chênh lệch nhiệt độ. Chi phí cho mỗi máy thường dưới 20 triệu đồng.
  • Máy làm đá (không bắt buộc): Đá là yếu tố quan trọng không thể thiếu cho trà sữa. Bạn có thể đầu tư máy làm đá hoặc mua đá lẻ để bảo quản trong tủ lạnh.
  • Máy định lượng đường: Để đảm bảo ly trà sữa có hương vị chuẩn, việc sử dụng máy định lượng đường hoặc vật dụng đong định lượng là vô cùng cần thiết.
  • Máy xay (không bắt buộc): Đối với menu có đá xay, bạn nên đầu tư máy xay đá để trà trộn đều hơn.
  • Cốc, màng dập nắp, ống hút: Những vật liệu cần thiết để tạo ra một cốc trà sữa hoàn chỉnh.
Bạn cần phải mua máy móc và thiết bị để tạo ra một ly trà sữa hoàn chỉnh
Bạn cần phải mua máy móc và thiết bị để tạo ra một ly trà sữa hoàn chỉnh

Bước 8: Tìm kiếm nguyên vật liệu

Sau khi đã có kế hoạch mua máy móc, thiết bị cho quán thì phần nguyên liệu không thể xem nhẹ. Đây là yếu tố quyết định thành công của ly trà sữa ngon và thu hút khách hàng. Dưới đây là những nguyên liệu không thể thiếu khi mở quán trà sữa:

  • Trà: Bạn nên chọn loại trà có hương vị đặc trưng để tạo sự khác biệt với các đối thủ trên thị trường. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhập nhiều loại trà khác nhau để tăng độ phong phú của menu.
  • Hương liệu: Bột trà sữa, syrup, đường nước,… 
  • Topping: Quyết định đến 50% sự thành công của ly trà sữa. Trân châu đen, trắng, thạch thủy tinh, thạch hoa quả, thạch dừa, đậu đỏ,… là những loại topping phổ biến được nhiều người ưa chuộng.
Các loại trà khác nhau sẽ cho ra hương vị ly trà sữa đặc trưng
Các loại trà khác nhau sẽ cho ra hương vị ly trà sữa đặc trưng

Nếu chưa tìm kiếm được đơn vị cung cấp nguyên liệu uy tín, hãy tham khảo các sản phẩm tại Kamereo. Với nhiều kinh nghiệm nhiều năm cung cấp thực phẩm cho nhà hàng cùng các quán nước tại khu vực TPHCM và Bình Dương, chúng tôi tự hào mang đến những giá trị ban đầu tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của bạn.

Xem thêm: Giới thiệu đôi nét về Kamereo

Hiện nay, Kamereo đang có chính sách hỗ trợ giao hàng đối với hóa đơn tối thiểu 400.000 VNĐ. Đặc biệt, nếu tổng hóa đơn mỗi tháng của bạn trên 20 triệu đồng còn được hoàn tiền đến 1%. Hãy liên hệ với Kamereo qua hotline 0812 46 37 27 để được chuyên viên tư vấn hỗ trợ đặt hàng.

Bước 9: Hoàn thiện các thủ tục pháp lý

Việc hoàn thiện mọi thủ tục pháp lý là bước cơ bản để đảm bảo hoạt động của quán trà sữa diễn ra thuận lợi và hợp pháp. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc đăng ký kinh doanh, hãy tham khảo ý kiến từ luật sư để được hỗ trợ một cách hiệu quả.

Bạn cần hoàn thành các thủ tục pháp lý trước khi khai trương
Bạn cần hoàn thành các thủ tục pháp lý trước khi khai trương

Bước 10: Tuyển dụng nhân sự cho quán

Nếu bạn mở quán trà sữa với quy mô lớn thì việc tuyển dụng nhân sự là rất quan trọng. Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn giữa việc tuyển dụng nhân viên toàn thời gian hoặc bán thời gian, tùy thuộc nhu cầu kinh doanh. Với tính chất cơ bản của công việc pha chế trà sữa, bạn có thể dễ dàng đào tạo nhân viên mới nếu cần. 

Tuy nhiên, nếu quán của bạn có quy mô nhỏ, việc tự làm pha chế chính cũng là một lựa chọn khả thi. Chi phí thuê nhân viên thường dao động từ 12 đến 25 nghìn đồng/người/giờ, tùy thuộc vào kinh nghiệm và khu vực hành chính theo pháp luật.

Bạn có thể tuyển dụng thêm nhân sự tùy vào nhu cầu của quán
Bạn có thể tuyển dụng thêm nhân sự tùy vào nhu cầu của quán

Bước 11: Khai trương quán trà sữa

Sau khi đã hoàn thành các bước kể trên, quán trà sữa của bạn đã sẵn sàng để khai chương. Hãy lựa chọn ngày tốt để quá trình khai chương được suôn sẻ, tránh xảy ra sự cố. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lên kế hoạch trang trí quan trước ngày khai chương và xây dựng một số chương trình khuyến mãi đặc biệt để thu hút khách hàng. 

Khai trương đánh dấu bước ngoặt quan trọng để quyết định sự thành công của quán. Nếu quán thu hút được lượng khách đáng kể từ giai đoạn này, kết hợp với đồ uống ngon và thái độ phục vụ tốt, bạn sẽ duy trì được một lượng khách hàng ổn định trong thời gian tới.

Chọn ngày tốt để khai chương quán trà sữa
Chọn ngày tốt để khai chương quán trà sữa

Bước 12: Lên kế hoạch marketing cho quán

Sau khi quán trà sữa đã đi vào hoạt động thì việc tăng nhận diện thương hiệu là vô cùng quan trọng. Các hoạt động Marketing giúp tạo sự chú ý và thu hút khách hàng mới đến quán. Đồng thời, những hoạt động này còn kéo khách hàng cũ quay trở lại quán. Vì vậy, việc lên kế hoạch cho chiến dịch marketing là vô cùng quan trọng. Thông thường, quán trà sữa sẽ áp dụng hai chiến dịch sau:

  • Chương trình khuyến mãi: mua 1 tặng 1, giảm giá theo %, miễn phí hoặc tặng kèm đồ ăn/đồ uống, ưu đãi cho 100 khách đầu tiên tới quán,… Có nhiều ý tưởng khuyến mãi, bạn cần cân nhắc giữa chi phí và lợi nhuận để chọn hình thức hợp lý nhất.
  • Quảng bá cho chương trình/thương hiệu: phát tờ rơi. mạng xã hội (Facebook, Instagram,…), trang web (Kenh14, Foody, Lozi,…), người nổi tiếng giới thiệu,… Hãy cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn các kênh quảng bá dựa trên ngân sách và đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến.
Một chương trình Marketing hiệu quả giúp tăng nhận diện và thu hút khách hàng
Một chương trình Marketing hiệu quả giúp tăng nhận diện và thu hút khách hàng

Xem thêm:
Hướng dẫn mở siêu thị mini cho người mới thành công
Làm giàu từ bán rau củ quả, cơ hội kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng thành công cho người mới

Hy vọng qua bài viết giúp bạn giải đáp được thắc mắc mở quán trà sữa cần những gì và chi tiết các bước thực hiện. Mặc dù tỷ lệ cạnh tranh là rất cao, nhưng thị trường đồ uống vẫn còn là miếng bánh ngon cho những ai thực sự khác biệt và chỉnh chu. Hãy theo dõi chuyên mục Bí quyết kinh doanh để nắm bắt những thông tin hữu ích mới nhất.

0/5 - (0 vote)
Chia sẻ bài viết
Nguyễn Đức Thạnh

Nguyễn Đức Thạnh

Nguyễn Đức Thạnh - SEO Content Writer tại Kamereo với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Anh thường xuyên chia sẻ các nội dung chuyên sâu về kinh doanh, ẩm thực, công nghệ, đời sống qua cái nhìn độc đáo và gần gũi. Hãy theo dõi Đức Thạnh để cùng bước vào hành trình khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!View Author posts