Chuyển tới nội dung
Trang chủ > Blog > Mẹo Vặt Cuộc Sống > Thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch, Âm lịch 2025

Thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch, Âm lịch 2025

Thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch, Âm lịch 2025

Vừa qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Nguyên Đán 9 ngày của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Vậy, người lao động được nghỉ Tết Dương lịch và Âm Lịch từ bao giờ? Hãy cùng Kamereo tìm hiểu chi tiết lịch nghỉ Tết trong bài viết sau đây!

Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025

Tết Dương lịch hay còn được gọi là Tết Tây. Đây là ngày đầu tiên của năm mới theo lịch Dương. Do đó, Tết Dương lịch được nhiều quốc gia trên thế giới hưởng ứng, đặc biệt là các quốc gia phương Tây.

Vậy, nghỉ Tết Dương lịch 2025 được mấy ngày? Căn cứ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 112 của Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ được nghỉ làm 1 ngày và được hưởng nguyên lương. Do ngày 01/01/2025 rơi vào Thứ 4 nên người lao động chỉ được nghỉ 1 ngày và không có nghỉ bù trừ trường hợp làm thêm hoặc lịch nghỉ cụ thể theo thỏa thuận của doanh nghiệp và người lao động.

Người lao động được nghỉ 1 ngày vào Tết Dương lịch 2025
Người lao động được nghỉ 1 ngày vào Tết Dương lịch 2025

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025

Tết Nguyên Đán hay Tết Âm lịch là một lễ hội truyền thống quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam. Đây là thời khắc đánh dấu sự chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Việc nghỉ Tết Nguyên Nguyên Đán được quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Điều 112. Nghỉ lễ, Tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

b) Tết Âm lịch: 05 ngày

Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày, rơi vào các thời gian sau:

  • Thứ Hai, ngày 27/01/2025 Dương lịch, tức 28 tháng Chạp năm Giáp Thìn.
  • Thứ Ba, ngày 28/01/2025 Dương lịch, tức 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn.
  • Thứ Tư, ngày 29/01/2025 Dương lịch, tức Mồng 1 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
  • Thứ Năm, ngày 30/01/2025 Dương lịch, tức Mồng 2 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
  • Thứ sáu, ngày 31/01/2025 Dương lịch, tức Mồng 3 tháng Giêng năm Ất Tỵ.

Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp không làm thứ Bảy và Chủ Nhật thì sẽ được nghỉ 9 ngày từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025. Nguyên nhân vì trước, sau 5 ngày nghỉ chính thức theo quy định của Pháp luật là thứ Bảy và Chủ nhật.

Mọi người được nghỉ Tết Nguyên Đán 5 ngày theo Bộ luật Lao động
Mọi người được nghỉ Tết Nguyên Đán 5 ngày theo Bộ luật Lao động

Công chức, viên chức nghỉ Tết Nguyên Đán bao nhiêu ngày?

Theo như đề xuất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.và thống nhất từ Bộ Nội vụ, thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 sẽ kéo dài 9 ngày từ ngày 25/01/2025 đến 02/02/2025 (tức từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 05 tháng Giêng năm Ất Tỵ). 

Học sinh, sinh viên nghỉ Tết Nguyên Đán bao nhiêu ngày?

Học sinh, sinh viên sẽ được nghỉ Tết Dương lịch 1 ngày và Tết Âm lịch 5 ngày theo quy định của Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, thời gian nghỉ có thể dài hơn tùy vào từng địa phương và đơn vị giáo dục thực hiện. Bạn có thể theo dõi lịch nghỉ cụ thể tại website chính thức của nhà trường hoặc địa phương. 

Người lao động đi làm vào ngày Tết tính lương thế nào?

Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 98 Bộ luật Lao Động 2019 quy định về việc người lao động đi làm vào ngày Tết được tính lương như sau:

Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm – Bộ luật Lao động 2019

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Theo đó, ngoài tiền lương bình thường được hưởng do nghỉ lễ theo quy định, người lao động còn nhận thêm ít nhất 300%. Tổng cộng người lao động đi làm vào Tết 2025 sẽ được nhận ít nhất 400%.

Người lao động làm vào Tết có thể được ít nhất 400% lương hàng ngày
Người lao động làm vào Tết có thể được ít nhất 400% lương hàng ngày

Các hoạt động diễn ra vào ngày Tết

Ngày Tết Nguyên đán ở Việt Nam có nhiều hoạt động, nghi lễ từ truyền thống đến gia đình và văn hóa. Tất cả đều nhằm tôn vinh giá trị đoàn viên và ước mong một năm mới nhiều may mắn. Dưới đây là một số hoạt động chính:

  • Lễ cúng tổ tiên và đón năm mới: Vào đêm giao thừa, các gia đình thực hiện lễ cúng tổ tiên để tiễn đưa năm cũ và chào đón năm mới. Đây là thời điểm quan trọng để kết nối với tổ tiên và cầu mong may mắn cho cả gia đình.
  • Lễ xuất hành: Sau giao thừa, mọi người thường xuất hành, tức là đi ra khỏi nhà lần đầu trong năm mới. Hướng đi và thời gian xuất hành được xem là quan trọng vì ảnh hưởng đến vận may của cả năm.
  • Đi lễ chùa: Đầu năm, người Việt thường đi lễ chùa để cầu sức khỏe, bình an và tài lộc cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, tục hái lộc (lấy một cành cây nhỏ từ chùa hoặc đền) cũng được thực hiện để mang lộc về nhà.
  • Chúc Tết và mừng tuổi: Con cháu tụ họp để chúc Tết ông bà, cha mẹ và các bậc cao niên, thể hiện lòng hiếu thảo và cầu chúc sức khỏe cho họ. Đổi lại, trẻ em nhận tiền lì xì từ người lớn như một điều may mắn.
  • Thăm hỏi họ hàng và hàng xóm: Các gia đình thường thăm viếng họ hàng, láng giềng để chúc nhau một năm mới tốt đẹp và gắn kết tình thân.
  • Hóa vàng: Thường diễn ra vào ngày mồng 4 hoặc mồng 5 Tết để tiễn đưa ông bà tổ tiên về cõi âm sau khi đã ăn Tết cùng con cháu. Lễ hóa vàng thường đi kèm với việc đốt vàng mã và cúng bái để cầu mong sự phù hộ.
  • Lễ hạ cây nêu: Vào mồng 7 tháng Giêng, người Việt làm lễ hạ cây nêu, đánh dấu kết thúc các hoạt động của Tết Nguyên đán. Sau đó, mọi người chính thức quay lại công việc, bắt đầu những dự định mới cho năm mới.
Có nhiều hoạt động diễn ra vào ngày Tết ở Việt Nam
Có nhiều hoạt động diễn ra vào ngày Tết ở Việt Nam

Lời kết

Trên đây là lịch nghỉ Tết 2025, bạn nên cập nhật thông tin mới thường xuyên để có kế hoạch nghỉ ngơi hoặc kinh doanh phù hợp. Hãy theo dõi Ẩm Thực và Đời Sống để biết thêm nhiều thông tin về các lễ hội tại Việt Nam!

Xem thêm:

5/5 - (1 vote)
Chia sẻ bài viết
Nguyễn Đức Thạnh

Nguyễn Đức Thạnh

Nguyễn Đức Thạnh - SEO Content Writer tại Kamereo với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Anh thường xuyên chia sẻ các nội dung chuyên sâu về kinh doanh, ẩm thực, công nghệ, đời sống qua cái nhìn độc đáo và gần gũi. Hãy theo dõi Đức Thạnh để cùng bước vào hành trình khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!View Author posts