Chuyển tới nội dung
Trang chủ > Blog > Bí Kíp Kinh Doanh > Bảo quản thực phẩm là gì? Nguyên lý và quy trình

Bảo quản thực phẩm là gì? Nguyên lý và quy trình

Bảo quản thực phẩm là gì? Nguyên lý và quy trình

Bảo quản thực phẩm là một quy trình thiết yếu nhằm làm chậm quá trình hỏng, duy trì giá trị dinh dưỡng và chất lượng của thực phẩm. Đồng thời, việc này còn giảm thiểu lãng phí thực phẩm – một vấn đề mang tính toàn cầu. Để hiểu rõ hơn về bảo quản thực phẩm, chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết sau đây!

Khâu bảo quản thực phẩm rất quan trọng trong kinh doanh
Khâu bảo quản thực phẩm rất quan trọng trong kinh doanh

Bảo quản thực phẩm là gì?

Bảo quản thực phẩm là quá trình xử lý nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm sự hư hỏng của thực phẩm do vi khuẩn, giúp duy trì chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra, quá trình này còn ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm và vi sinh vật khác. Đồng thời, bảo quản thực phẩm cũng làm chậm quá trình oxy hóa chất béo gây ôi, sự lão hóa tự nhiên và ngăn ngừa sự đổi màu do phản ứng hóa nâu của enzyme.

Táo không được bảo quản đúng cách sẽ bị đổi màu do phản ứng của enzyme
Táo không được bảo quản đúng cách sẽ bị đổi màu do phản ứng của enzyme

Quy trình bảo quản thực phẩm

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ thực phẩm tươi ngon lâu hơn, bạn cần tuân thủ quy trình bảo quản đúng cách. Dưới đây là các bước cơ bản:

Bước 1: Phân loại thực phẩm

Mỗi loại thực phẩm sẽ có yêu cầu bảo quản khác nhau, do đó bạn cần phân loại để thực hiện đúng cách. Hãy chia thực phẩm thành nhóm cần bảo quản ở nhiệt độ mát (0°C – 4°C) và nhóm cần bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh (-18°C hoặc thấp hơn). Bên cạnh đó, bạn cần phân loại riêng các loại thịt, cá, hải sản, trái cây, rau củ, trứng, sữa,… để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.

Phân loại thực phẩm để tối ưu cách bảo quản
Phân loại thực phẩm để tối ưu cách bảo quản

Bước 2: Sơ chế thực phẩm

Sau khi đã phân loại, bạn cần rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực phẩm bị hư. Ngoài ra, bạn cũng phải cắt bỏ phần hư, dập nát và chế biến thực phẩm theo nhu cầu.

Tiếp theo, hãy dùng khăn giấy để thấm khô nước bám trên bề mặt thực phẩm trước khi đem đi bảo quản.

Làm sạch thực phẩm trước khi bảo quản 
Làm sạch thực phẩm trước khi bảo quản 

Bước 3: Đóng gói thực phẩm

Đảm bảo hộp hoặc túi có kích thước phù hợp để chứa thực phẩm, loại bỏ hết không khí bên trong trước khi đóng kín. Bên cạnh đó, bạn cần ghi chú rõ ràng ngày mua, ngày sơ chế và hạn sử dụng lên bao bì thực phẩm.

Đóng gói thực phẩm bằng hộp hoặc túi có kích thước phù hợp
Đóng gói thực phẩm bằng hộp hoặc túi có kích thước phù hợp

Bước 4: Bảo quản thực phẩm

Nếu thực phẩm cần được bảo quản lạnh, bạn cần đảm bảo các điều kiện sau:

  • Nhiệt độ: Giữ nhiệt độ tủ lạnh ở mức 0°C – 4°C.
  • Sắp xếp: Sắp xếp thực phẩm khoa học, tránh để thực phẩm sống lẫn với thực phẩm chín.
  • Vệ sinh: Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn và nấm mốc.

Đối với những sản phẩm thịt, cá hoặc thực phẩm có hạn sử dụng ngắn cần được bảo quản đông lạnh với các vấn đề cần quan tâm như:

  • Nhiệt độ: Giữ nhiệt độ tủ đông ở mức -18°C hoặc thấp hơn.
  • Đông lạnh nhanh: Đông lạnh thực phẩm nhanh chóng để giữ nguyên hương vị và chất dinh dưỡng.
  • Rã đông: Rã đông thực phẩm trong tủ lạnh, lò vi sóng hoặc dưới vòi nước chảy.

Ngoài ra, nhóm thực phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, điều kiện bảo quản khô ráo và thoáng mát.

Điều kiện bảo quản sẽ quyết định đến chất lượng thực phẩm
Điều kiện bảo quản sẽ quyết định đến chất lượng thực phẩm

Nguyên lý bảo quản một số loại thực phẩm

Để bảo quản thực phẩm hiệu quả, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc chung dựa trên đặc tính của từng loại. Dưới đây là nguyên tắc bảo quản một số loại thực phẩm phổ biến:

Nhóm thịt, cá, hải sản

Nhóm thực phẩm này cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Theo đó, nếu bạn bảo quản ở điều kiện lạnh có thể giữ được độ hương vị và chất lượng trong khoảng 2 – 3 ngày. Trường hợp muốn bảo quản lâu hơn, thực phẩm cần được đông lạnh ở -18°C hoặc thấp hơn.

Tương tự các loại thực phẩm khác, nhóm thịt, cá và hải sản cũng cần được làm sạch và sơ chế trước khi bảo quản. Để sử dụng, người tiêu dùng cần rã đông trong ngăn mát tủ lạnh, lò vi sóng hoặc dưới vòi nước chảy. Lưu ý, tránh rã đông ở nhiệt độ phòng vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

Nhóm thịt, cá cần được bảo quản đông lạnh
Nhóm thịt, cá cần được bảo quản đông lạnh

Nhóm rau củ quả

Với nhóm rau củ quả chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ mát hoặc nhiệt độ phòng (tùy loại). Tuy nhiên, bạn cần phải duy trì độ ẩm để giữ độ tươi ngon của thực phẩm. Trong quá trình sơ chế, thực phẩm cần hạn chế tiếp xúc với không khí để tránh bị oxy hóa.

Ngoài ra, đối với từng nhóm thực phẩm còn có yêu cầu phụ như sau:

  • Rau lá: Bảo quản trong túi nilon có lỗ thoáng khí trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Củ quả: Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Trái cây: Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc nhiệt độ phòng (tùy loại).
Nhóm rau củ quả có thể bảo quản ở điều kiện thường hoặc nhiệt độ mát
Nhóm rau củ quả có thể bảo quản ở điều kiện thường hoặc nhiệt độ mát

Nhóm trứng

Trứng chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ mát khoảng 4°C và duy trì độ ẩm cao để giữ độ tươi ngon. Đặc biệt, không nên rửa hoặc lau trứng trước khi bảo quản vì lớp màng mỏng bên ngoài có thể bị biến mất. Lớp màng này có tác dụng giúp đóng các lỗ khí trên vỏ trứng, ngăn chặn quá trình oxy hóa gây hư hỏng trứng.

Trứng chỉ cần đóng hộp và bảo quản mát
Trứng chỉ cần đóng hộp và bảo quản mát

Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa

Tương tự như trứng, nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa cũng cần được bảo quản ở nhiệt độ mát khoảng 0-4°C. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý đến hạn sử dụng được ghi trên bao bì để tránh thực phẩm bị biến chất.

Ngoài ra, điều kiện và thời gian bảo quản của từng nhóm sản phẩm cũng khác nhau bao gồm:

  • Sữa tươi: Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng 3-5 ngày sau khi mở hộp.
  • Sữa chua: Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng 1 tuần sau khi mở hộp.
  • Phô mai: Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm.
Sữa và các sản phẩm từ sữa có thể bảo quản ở nhiệt độ mát
Sữa và các sản phẩm từ sữa có thể bảo quản ở nhiệt độ mát

Nhóm thực phẩm khô

Đối với nhóm thực phẩm khô chỉ cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và duy trì độ ẩm thấp để tránh nấm mốc. Bên cạnh đó, nơi bảo quản còn phải đảm bảo tránh nắng trực tiếp vì có thể gây hư hỏng thực phẩm. Trường hợp bảo quản gạo, ngũ cốc và các loại hạt cần được đựng trong túi hoặc hộp kín để tránh côn trùng phá hoại. 

Thực phẩm khô bảo quản ở điều kiện thoáng mát và tránh côn trùng gây hại
Thực phẩm khô bảo quản ở điều kiện thoáng mát và tránh côn trùng gây hại

Kamereo trong việc bảo quản thực phẩm

Kamereo là một đơn vị cung cấp thực phẩm B2B cho các nhà hàng, khách sạn, quán cafe,… tại TPHCM và Bình Dương. Do đó, vấn đề bảo quản thực phẩm là tiêu chí hàng đầu để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Để đáp ứng điều này, đơn vị đã dành nhiều ngân sách để lựa chọn kho tập kết tại Đà Lạt và TPHCM. 

Bên cạnh đó, để giữ cho thực phẩm không bị hư hay biến chất, Kamereo sẽ nhanh chóng phân loại, sơ chế và bảo quản. Điều này được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thường xuyên túc trực tại kho. Hơn nữa, công nghệ bảo quản với các phòng mát, phòng lạnh và khu chế biến giúp đảm bảo chất lượng thực phẩm trong thời gian dài.

Thực phẩm được tập kết tại kho của Kamereo và bảo quản theo từng nhóm
Thực phẩm được tập kết tại kho của Kamereo và bảo quản theo từng nhóm

Ngoài ra, để đảm bảo thực phẩm được tươi ngon nhất khi đến tay khách hàng, Kamereo còn có khâu kiểm tra lại và đánh số hiệu cho từng giỏ hàng. Điều này giúp shipper dễ dàng tìm kiếm đúng giỏ hàng để giao đến khách hàng. Từ đó tránh được việc giao sai đơn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Nhân viên sẽ kiêm tra lần cuối và ghi chú trước khi giao cho khách
Nhân viên sẽ kiêm tra lần cuối và ghi chú trước khi giao cho khách

Xem thêm: Giới thiệu đôi nét về thương hiệu Kamereo

Một số câu hỏi thường gặp

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh như thế nào?

Dưới đây là một số mẹo để bảo quản thực trong tủ lạnh hiệu quả:

  • Sắp xếp thực phẩm theo nhóm (thịt, cá, rau củ,…) để dễ dàng lấy và tránh lây nhiễm chéo.
  • Đặt thực phẩm cần bảo quản lạnh nhiều ở phía gần cửa tủ (sữa, trứng,…) và thực phẩm cần bảo quản lạnh ít hơn ở phía trong (rau củ, trái cây,…).
  • Đặt thực phẩm đông lạnh theo thời gian sử dụng (thực phẩm sử dụng gần nhất ở phía trên).
  • Duy trì nhiệt độ tủ lạnh ở mức 0°C – 4°C.
  • Bảo quản thực phẩm trong hộp kín để ngăn chặn vi khuẩn, mùi hôi và giữ độ ẩm cho thực phẩm.
  • Loại bỏ thực phẩm hỏng, lau chùi tủ lạnh định kỳ để đảm bảo vệ sinh.
Làm thế nào để biết thực phẩm đã bị hỏng?

Một số dấu hiệu cho thấy thực phẩm bị hư như:

  • Thay đổi màu sắc, mùi vị, kết cấu.
  • Có nấm mốc, sưng tấy, chảy nhớt.
  • Gây khó chịu khi ngửi hoặc nếm thử.

Lưu ý: Khi nghi ngờ thực phẩm bị hỏng, tốt nhất nên loại bỏ để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Có nên dùng chất bảo quản không?

Việc sử dụng chất bảo quản thực phẩm có cả mặt lợi và hại. Theo đó, bạn cần sử dụng chất bảo quản một cách hợp lý, có kiểm soát và tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế.

Lời kết

Khâu bảo quản thực phẩm là rất quan trọng, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh F&B. Việc này giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và hạn chế thất thoát gây giảm doanh thu. Hãy theo dõi Kinh nghiệm kinh doanh F&B để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Xem thêm:

3/5 - (1 vote)
Chia sẻ bài viết
Nguyễn Đức Thạnh

Nguyễn Đức Thạnh

Nguyễn Đức Thạnh - SEO Content Writer tại Kamereo với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Anh thường xuyên chia sẻ các nội dung chuyên sâu về kinh doanh, ẩm thực, công nghệ, đời sống qua cái nhìn độc đáo và gần gũi. Hãy theo dõi Đức Thạnh để cùng bước vào hành trình khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!View Author posts