Quý 1/2025 đã trôi qua với nhiều biến động trong ngành F&B Việt Nam. Từ chi phí vận hành leo thang, thói quen tiêu dùng thay đổi sau Tết đến những kế hoạch mở rộng kinh doanh dù doanh thu chưa khởi sắc tất cả đều phản ánh một thị trường F&B vừa thách thức vừa đầy tiềm năng. Hãy cùng Kamereo khám phá những điểm nổi bật từ báo cáo khảo sát quý đầu năm 2025.
Doanh thu đi ngang, chi phí vận hành leo thang
Một trong những điểm đáng chú ý từ khảo sát là chỉ 7,5% doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tăng trên 20% so với quý 4/2024. Điều này phản ánh sự chững lại sau mùa cao điểm cuối năm. Điều này có thể nhận thấy khi 29,4% doanh nghiệp cho biết chi phí vận hành bao gồm: điện, nước, nhân công, vận chuyển,… tăng cao là thách thức lớn nhất.
Bên cạnh đó, 24% doanh nghiệp lo ngại về biến động giá nguyên vật liệu. Đặc biệt, giá bán thực phẩm là yếu tố then chốt đối với các nhà hàng, quán ăn và mô hình take-away. Theo báo cáo t Cục Thống kê, CPI quý 1/2025 tăng 3,22% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do giá bán nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,78% bởi than hiếm nguồn cung thực phẩm, đặc biệt là thịt heo, trong dịp Tết Nguyên Đán.

Xu hướng ăn tại chỗ vẫn chiếm ưu thế
Các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết, 49,5% khách hàng của họ chọn khung giờ vàng vào khoảng 18 – 22 giờ để dùng bữa. Bên cạnh đó, ăn tại chỗ vẫn dẫn đầu với 86% trong tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ. Trong khi dịch vụ mang đi chiếm 7,5% và giao hàng chỉ chiếm 6,5%. Nhìn chung, nhu cầu ăn trực tiếp, đặc biệt vào buổi tối, vẫn giữ vai trò trung tâm.
Các dữ liệu từ Cục Thống kê cho thấy, thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện, tăng khoảng 1,6% so với quý trước. Tuy nhiên, kết quả khảo sát doanh nghiệp mang đến góc nhìn khác, hơn 50% khách hàng chỉ sẵn lòng chi tối đa 200.000 đồng/bữa, Nhiều người tiêu dùng vẫn còn đang e ngại chi tiêu trước bối cảnh khó khăn.

Cuộc cạnh tranh của các nền tảng đặt / giao hàng
Các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết số lượng đơn đặt hàng tăng 37,8% so với quý 4/2024. Các nền tảng giao hàng mà doanh nghiệp sử dụng phổ biến bào gồm:
- GrabFood dẫn đầu với 31,3%.
- ShopeeFood bám sát với 29,2%.
- Các nền tảng như: beFood (9,2%), Capichi (5,6%) cũng dần chiếm được vị trí nhất định.
Báo cáo khảo sát Quý I/2025 cũng cho thấy doanh nghiệp F&B đang ứng dụng đa dạng các kênh để tiếp cận khách hàng. Dẫn đầu là Fanpage với 31,82% lựa chọn từ các doanh nghiệp. Hotline, Website lần lượt chiếm 29,87% và 21,43% trong tổng số bình chọn. Điều này thể hiện rõ xu thế đầu tư vào nền tảng nội bộ nhằm quản lý đơn chuyên nghiệp và xây dựng nhóm khách hàng trung thành.

Facebook và TikTok vẫn là “ngôi sao”
Để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn trong bối cảnh chi tiêu thắt chặt, doanh nghiệp F&B cần tận dụng các kênh truyền thông phù hợp. Khảo sát cho thấy:
- Facebook tiếp tục là kênh marketing hiệu quả nhất với 35,5% doanh nghiệp đánh giá cao.
- TikTok xếp thứ hai với 32,7% – nền tảng đặc biệt hấp dẫn với nhóm khách hàng trẻ.
- 26,9% doanh nghiệp sử dụng feedback thực tế của khách hàng để làm nội dung quảng bá. Đây là hình thức dễ tạo niềm tin và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Theo Famewall, 92% người tiêu dùng đọc đánh giá trực tuyến và xem đây là bước định hướng khi quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. (*) Điều này cho thấy marketing “thật”, gần gũi, chi phí thấp đang là chiến lược hiệu quả trong giai đoạn thị trường chưa thật sự khởi sắc.

Cơ hội trong thách thức
Mặc dù hơn 65% doanh nghiệp F&B cho biết doanh thu trong Quý I/2025 không tăng mạnh, thị trường vẫn cho thấy dấu hiệu tích cực khi 21,5% đã lên kế hoạch mở rộng quy mô hoặc mở chi nhánh mới và 48,4% đang trong quá trình cân nhắc việc này. Trong số đó, 81,5% doanh nghiệp chọn hình thức mở rộng là quán ăn hoặc cửa hàng tại chỗ, cho thấy niềm tin lớn vào thị trường offline.
Các báo cáo như từ iPOS.vn – Nestlé cũng cho thấy trong năm 2024, số lượng cơ sở F&B tăng đều, đạt khoảng 323.000 cửa hàng, đánh dấu mức tăng trưởng 1,8% so với năm trước. (*)
Nhìn chung, dù doanh thu chưa bùng nổ, nhiều doanh nghiệp F&B không chỉ chờ thời mà đã chủ động chuẩn bị. Khâu nghiên cứu thị trường, đa dạng hóa mô hình quán và sẵn sàng bứt phá khi thị trường ổn định trở lại.

Đi tìm “vũ khí tối giản”
Bên cạnh marketing và vận hành, báo cáo Quý I/2025 nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ trong quản lý. Theo đó, máy tính tiền (POS) đang là công nghệ phổ biến nhất trong các doanh nghiệp F&B, giúp tăng hiệu quả quản lý bán hàng, kiểm kho và thanh toán.
35,1% doanh nghiệp tự đánh giá điểm mạnh của họ đến từ chất lượng sản phẩm và dịch vụ, chứng minh rằng trong một môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, những giá trị cốt lõi như: món ăn ngon, phục vụ tốt và trải nghiệm khách hàng vẫn là yếu tố giữ chân khách bền vững nhất.
Thực tế cho thấy dù công nghệ giúp tối ưu vận hành, chính chất lượng thực thi tại chỗ mới tạo ra sự khác biệt và làm nên thương hiệu. Ví dụ, Pizza 4P’s chú trọng xây dựng không gian quán đẹp, ấm cúng và chuyên nghiệp.

Những gợi ý chiến lược từ báo cáo
Dựa trên dữ liệu thu thập, Kamereo đề xuất một số chiến lược dành cho doanh nghiệp F&B trong thời gian tới:
- Tối ưu chi phí vận hành: Ứng dụng phần mềm quản lý kho, quản lý nguyên vật liệu để giảm thất thoát.
- Tập trung vào khung giờ cao điểm: Thiết kế ưu đãi vào khoảng 18:00-22:00 để tăng doanh thu tối đa.
- Đầu tư marketing trên Facebook và TikTok: Tạo nội dung ngắn, dễ viral, có tính giải trí và kêu gọi hành động rõ ràng.
- Khai thác tốt kênh đặt hàng fanpage và hotline: Đảm bảo phản hồi nhanh, chuyên nghiệp.
- Chủ động mở rộng khi có cơ hội: Tìm vị trí mới ở khu vực đông dân cư, học hỏi mô hình “ăn tại chỗ nhỏ nhưng hiệu quả”.
📥 Nhận báo cáo miễn phí tại đây
Bài viết trên chỉ là phần tóm tắt những điểm nổi bật từ báo cáo khảo sát Quý 1/2025 của Kamereo. Bạn có thể nhận báo cáo miễn phí tại đây 👇
*Chúng tôi sẽ gửi báo cáo trong vòng 24 giờ.